Mạng xã hội gần đây đã liên tục chia sẻ hình ảnh một người đàn ông với bộ móng tay rất dài, cong thành nhiều vòng, có màu xám đục, đứng 30 phút vẫn chưa thể làm xong làm thẻ căn cước công dân.Người đàn ông sở hữu bộ móng tay độc nhất này tên Lưu Công Huyền (63 tuổi, ở xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Ông cho biết mình đã nuôi móng được 40 năm, ngón dài nhất là 86 cm, ngón ngắn nhất là 20 cm.Bà Ayanna Williams, 57 tuổi, ở bang Texas cũng vừa quyết định cắt bộ móng dài hơn 7,3 mét đã nuôi 30 năm, sau khi giành được kỷ lục Guinness năm 2017 khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục.Vậy giới hạn của những bộ móng tay là gi? Chúng có thể dài tối đa tới bao nhiêu? Móng tay là do một loại chất protein sừng cứng tạo thành. Loại protein này được hình thành từ tế bào biểu bì.Bởi vì, tế bào biểu bì từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi luôn có sự sinh trưởng. Chất protein sừng móng tay cũng như vậy. Do đó, móng tay mọc dài không ngừng.Theo các chuyên gia, nếu không bị tổn thương (như gãy móng) và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, móng của chúng ta có thể... mọc mãi không ngừng. Trung bình mỗi ngày, móng tay sẽ mọc dài ra khoảng 1mm.Người ở độ tuổi khác nhau thì tốc độ mọc của móng tay cũng khác nhau. Thông thường, tốc độ mọc của móng tay ở tuổi thiếu niên, nhi đồng là nhanh nhất, người trưởng thành ở vị trí thứ hai và người già có tốc độ chậm nhất. Điều này có liên quan đến vấn đề thay cũ đổi mới của cơ thể con người.Thậm chí, ngay cả trên cùng một cơ thể, các móng tay cũng có tốc độ phát triển khác nhau. Các chuyên gia cho biết, móng tay giữa có tốc độ mọc nhanh hơn các ngón khác một chút, trong khi ngón út mọc chậm nhất.Chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe cũng phần nào ảnh hưởng tới độ mọc nhanh - chậm của móng tay. Kết quả nghiên cứu của ĐH Bắc Carolina (Mỹ) đã chỉ ra, so với 70 năm trước, tốc độ phát triển móng chân và móng tay đã nhanh hơn 25%. Nguyên nhân chủ yếu chính là sự cải thiện về điều kiện ăn uống.Dường như vào mùa hè chúng ta phải cắt tóc, cắt móng tay nhiều hơn vào mùa đông. Thực tế đúng như vậy. Vào mùa đông, tốc độ thay cũ đổi mới của cơ thể chậm hơn so với mùa hè.Ngoài ra, vai trò của sức khỏe được thế hiện rất rõ ràng. Với một người khỏe mạnh, khả năng tổng hợp chất protein sừng của tế bào biểu bì rõ ràng cao hơn so với người bị bệnh. Chúng ta có thể nhìn thấy từ việc quan sát móng tay.Đặc biệt, điểm đốm trắng hình bán nguyệt ở bên dưới móng tay giống như chiếc đồng hồ đánh giá tình hình sức khoẻ tốt xấu của cơ thể chúng ta. Nếu như bạn không nhìn thấy đốm trắng thì tổ hợp móng tay bị ảnh hưởng, cũng tức là tình hình sức khoẻ của bạn có vấn đề, cần phải chú ý.Mời các bạn xem video: Những phát minh cố đi trước thời đại hơn 1000 năm. Nguồn: Độc lạ TV
Mạng xã hội gần đây đã liên tục chia sẻ hình ảnh một người đàn ông với bộ móng tay rất dài, cong thành nhiều vòng, có màu xám đục, đứng 30 phút vẫn chưa thể làm xong làm thẻ căn cước công dân.
Người đàn ông sở hữu bộ móng tay độc nhất này tên Lưu Công Huyền (63 tuổi, ở xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Ông cho biết mình đã nuôi móng được 40 năm, ngón dài nhất là 86 cm, ngón ngắn nhất là 20 cm.
Bà Ayanna Williams, 57 tuổi, ở bang Texas cũng vừa quyết định cắt bộ móng dài hơn 7,3 mét đã nuôi 30 năm, sau khi giành được kỷ lục Guinness năm 2017 khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục.
Vậy giới hạn của những bộ móng tay là gi? Chúng có thể dài tối đa tới bao nhiêu? Móng tay là do một loại chất protein sừng cứng tạo thành. Loại protein này được hình thành từ tế bào biểu bì.
Bởi vì, tế bào biểu bì từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi luôn có sự sinh trưởng. Chất protein sừng móng tay cũng như vậy. Do đó, móng tay mọc dài không ngừng.
Theo các chuyên gia, nếu không bị tổn thương (như gãy móng) và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, móng của chúng ta có thể... mọc mãi không ngừng. Trung bình mỗi ngày, móng tay sẽ mọc dài ra khoảng 1mm.
Người ở độ tuổi khác nhau thì tốc độ mọc của móng tay cũng khác nhau. Thông thường, tốc độ mọc của móng tay ở tuổi thiếu niên, nhi đồng là nhanh nhất, người trưởng thành ở vị trí thứ hai và người già có tốc độ chậm nhất. Điều này có liên quan đến vấn đề thay cũ đổi mới của cơ thể con người.
Thậm chí, ngay cả trên cùng một cơ thể, các móng tay cũng có tốc độ phát triển khác nhau. Các chuyên gia cho biết, móng tay giữa có tốc độ mọc nhanh hơn các ngón khác một chút, trong khi ngón út mọc chậm nhất.
Chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe cũng phần nào ảnh hưởng tới độ mọc nhanh - chậm của móng tay. Kết quả nghiên cứu của ĐH Bắc Carolina (Mỹ) đã chỉ ra, so với 70 năm trước, tốc độ phát triển móng chân và móng tay đã nhanh hơn 25%. Nguyên nhân chủ yếu chính là sự cải thiện về điều kiện ăn uống.
Dường như vào mùa hè chúng ta phải cắt tóc, cắt móng tay nhiều hơn vào mùa đông. Thực tế đúng như vậy. Vào mùa đông, tốc độ thay cũ đổi mới của cơ thể chậm hơn so với mùa hè.
Ngoài ra, vai trò của sức khỏe được thế hiện rất rõ ràng. Với một người khỏe mạnh, khả năng tổng hợp chất protein sừng của tế bào biểu bì rõ ràng cao hơn so với người bị bệnh. Chúng ta có thể nhìn thấy từ việc quan sát móng tay.
Đặc biệt, điểm đốm trắng hình bán nguyệt ở bên dưới móng tay giống như chiếc đồng hồ đánh giá tình hình sức khoẻ tốt xấu của cơ thể chúng ta. Nếu như bạn không nhìn thấy đốm trắng thì tổ hợp móng tay bị ảnh hưởng, cũng tức là tình hình sức khoẻ của bạn có vấn đề, cần phải chú ý.
Mời các bạn xem video: Những phát minh cố đi trước thời đại hơn 1000 năm. Nguồn: Độc lạ TV