Người ta thường dùng từ “phép lạ” cho những gì họ không thể giải thích, và người phụ nữ hồi sinh kỳ diệu sau khi bị đóng băng ở âm 6 độ C trong 6 giờ là một trường hợp như thế. Cách cô tồn tại sau tai nạn khiến người ta chỉ có thể tin đó là phép màu. Các bác sĩ không thể nào tìm được lý do khiến cô có thể hồi phục một cách diệu kỳ.Chuyện xảy ra vào đêm 20/12/1980, tại thành phố Lengby (Minnesota, Mỹ). Đó là một đêm mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ giảm xuống âm 22 độ F (khoảng âm 6 độ C). Năm đó Jean Hilliard 19 tuổi. Cô lái xe về nhà cha mẹ trong khi tuyết rơi dày, do tầm nhìn bị hạn chế nên cô bị lạc tay lái và lao xuống mương. Cô gái không bị thương, nhưng xe ngừng hoạt động và không thể khởi động lại.Jean Hilliard không tìm được sự giúp đỡ nào. Cô lo lắng mình có thể chết cóng nếu ở trong xe chờ đợi. Jean nghĩ, đi bộ đến nhà người quen gần địa điểm tai nạn là cách khả thi nhất. Tuy nhiên, đi bộ 3,2 km trong khi nhiệt độ xuống tới âm 6 độ C và tuyết vẫn không có dấu hiệu ngừng rơi là lựa chọn sai lầm. Nàng đi ngược chiều gió, quần áo mặc không đủ ấm và chân có dấu hiệu bị cứng lại. Sau này khi tỉnh lại, Jean nói rằng khi gần tới nhà người quen cô cảm thấy mệt mỏi, không còn chút sức lực để đi thêm bước nào cũng như cất tiếng gọi người giúp.Cô gái gục xuống tuyết lạnh khi chỉ cách nhà bạn mình 5 m. Lúc ấy là 1 giờ sáng. Jean nằm như thế trong tình trạng bất tỉnh cho đến khi được Wally Nelson – người quen của cô phát hiện vào lúc 7 giờ sáng. Lúc ấy, nàng đông cứng như một tác phẩm điêu khắc đá. Wally Nelson nghĩ rằng Jean đã chết, ông nói lúc ấy trông mặt cô rất khủng khiếp, nó trắng nhợt như bóng ma, toàn thân đông đá, cứ như vừa được lôi từ tủ lạnh ra. Nelson nhanh chóng đưa bạn mình vào bệnh viện Fosston gần đó bằng ô tô. Các bác sĩ sửng sốt khi nhìn thấy thân hình cứng đờ của bệnh nhân. Nó cứng đến nỗi họ không thể chèn nhiệt kế để đo nhiệt độ, không một phần cơ thể nào có thể di chuyển được. Hơi thở của cô rất chậm, tim chỉ đập 8 nhịp mỗi phút.Các nhân viên y tế cố gắng cứu bệnh nhân bằng cách truyền dinh dưỡng vào cơ thể nhưng kim không thể xuyên qua lớp da bị ướp đá. Cơ thể Jean không phản ứng lại với bất kỳ hình thức chăm sóc y tế nào. Mắt cô không phản ứng với ánh sáng. Các bác sĩ lắc đầu bất lực. Họ nói, các tế bào hoàn toàn đông cứng, não cũng không thể cứu. Không còn hy vọng nào cả. Điều duy nhất các bác sĩ có thể làm cho người phụ nữ này là đắp các túi giữ ấm quanh người cô để nâng nhiệt độ cơ thể lên, làm tan lớp băng.Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã đến, khoảng 11 giờ trưa hôm đó, cơ thể Jean có phản ứng, nàng lấy lại được ý thức, yêu cầu được uống nước. Cô bắt đầu di chuyển được ngón tay rồi đến cánh tay. Mọi người càng kinh ngạc hơn là ba ngày sau, chân bệnh nhân bắt đầu di chuyển được, trong khi trước đó bác sĩ nói có thể phải cắt bỏ vì tế bào đã chết. Các bác sĩ ngạc nhiên tột độ, họ nói rằng đây là lần đầu tiên họ chứng kiến điều thần kỳ này. Người phụ nữ sống sót sau khi bị đóng băng ở âm 6 độ C trong 6 giờ, cơ thể cô hoàn toàn bình thường như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra.Jean ở trong phòng hồi sức cấp cứu 6 ngày trước khi được chuyển sang phòng thường. Sau 49 ngày được chăm sóc, cô gái xuất viện, hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một di chứng nào. Đến bây giờ, trường hợp của cô vẫn khiến giới y học kinh ngạc, họ không thể tìm được lý do nào khiến cô có thể vượt qua tình trạng đó. Trên thực tế, trong đêm rét buốt mà Jean gặp nạn, người ta cũng tìm thấy vài trường hợp như cô nhưng họ đã qua đời. Một số nhà khoa học cho rằng, có thể ý chí sinh tồn của Jean quá mãnh liệt, hoặc tế bào của người con gái này bị đột biến khiến cơ thể chịu đựng được giá rét.
Người ta thường dùng từ “phép lạ” cho những gì họ không thể giải thích, và người phụ nữ hồi sinh kỳ diệu sau khi bị đóng băng ở âm 6 độ C trong 6 giờ là một trường hợp như thế. Cách cô tồn tại sau tai nạn khiến người ta chỉ có thể tin đó là phép màu. Các bác sĩ không thể nào tìm được lý do khiến cô có thể hồi phục một cách diệu kỳ.
Chuyện xảy ra vào đêm 20/12/1980, tại thành phố Lengby (Minnesota, Mỹ). Đó là một đêm mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ giảm xuống âm 22 độ F (khoảng âm 6 độ C). Năm đó Jean Hilliard 19 tuổi. Cô lái xe về nhà cha mẹ trong khi tuyết rơi dày, do tầm nhìn bị hạn chế nên cô bị lạc tay lái và lao xuống mương. Cô gái không bị thương, nhưng xe ngừng hoạt động và không thể khởi động lại.
Jean Hilliard không tìm được sự giúp đỡ nào. Cô lo lắng mình có thể chết cóng nếu ở trong xe chờ đợi. Jean nghĩ, đi bộ đến nhà người quen gần địa điểm tai nạn là cách khả thi nhất. Tuy nhiên, đi bộ 3,2 km trong khi nhiệt độ xuống tới âm 6 độ C và tuyết vẫn không có dấu hiệu ngừng rơi là lựa chọn sai lầm. Nàng đi ngược chiều gió, quần áo mặc không đủ ấm và chân có dấu hiệu bị cứng lại. Sau này khi tỉnh lại, Jean nói rằng khi gần tới nhà người quen cô cảm thấy mệt mỏi, không còn chút sức lực để đi thêm bước nào cũng như cất tiếng gọi người giúp.
Cô gái gục xuống tuyết lạnh khi chỉ cách nhà bạn mình 5 m. Lúc ấy là 1 giờ sáng. Jean nằm như thế trong tình trạng bất tỉnh cho đến khi được Wally Nelson – người quen của cô phát hiện vào lúc 7 giờ sáng. Lúc ấy, nàng đông cứng như một tác phẩm điêu khắc đá. Wally Nelson nghĩ rằng Jean đã chết, ông nói lúc ấy trông mặt cô rất khủng khiếp, nó trắng nhợt như bóng ma, toàn thân đông đá, cứ như vừa được lôi từ tủ lạnh ra. Nelson nhanh chóng đưa bạn mình vào bệnh viện Fosston gần đó bằng ô tô. Các bác sĩ sửng sốt khi nhìn thấy thân hình cứng đờ của bệnh nhân. Nó cứng đến nỗi họ không thể chèn nhiệt kế để đo nhiệt độ, không một phần cơ thể nào có thể di chuyển được. Hơi thở của cô rất chậm, tim chỉ đập 8 nhịp mỗi phút.
Các nhân viên y tế cố gắng cứu bệnh nhân bằng cách truyền dinh dưỡng vào cơ thể nhưng kim không thể xuyên qua lớp da bị ướp đá. Cơ thể Jean không phản ứng lại với bất kỳ hình thức chăm sóc y tế nào. Mắt cô không phản ứng với ánh sáng. Các bác sĩ lắc đầu bất lực. Họ nói, các tế bào hoàn toàn đông cứng, não cũng không thể cứu. Không còn hy vọng nào cả. Điều duy nhất các bác sĩ có thể làm cho người phụ nữ này là đắp các túi giữ ấm quanh người cô để nâng nhiệt độ cơ thể lên, làm tan lớp băng.
Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã đến, khoảng 11 giờ trưa hôm đó, cơ thể Jean có phản ứng, nàng lấy lại được ý thức, yêu cầu được uống nước. Cô bắt đầu di chuyển được ngón tay rồi đến cánh tay. Mọi người càng kinh ngạc hơn là ba ngày sau, chân bệnh nhân bắt đầu di chuyển được, trong khi trước đó bác sĩ nói có thể phải cắt bỏ vì tế bào đã chết. Các bác sĩ ngạc nhiên tột độ, họ nói rằng đây là lần đầu tiên họ chứng kiến điều thần kỳ này. Người phụ nữ sống sót sau khi bị đóng băng ở âm 6 độ C trong 6 giờ, cơ thể cô hoàn toàn bình thường như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Jean ở trong phòng hồi sức cấp cứu 6 ngày trước khi được chuyển sang phòng thường. Sau 49 ngày được chăm sóc, cô gái xuất viện, hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một di chứng nào. Đến bây giờ, trường hợp của cô vẫn khiến giới y học kinh ngạc, họ không thể tìm được lý do nào khiến cô có thể vượt qua tình trạng đó. Trên thực tế, trong đêm rét buốt mà Jean gặp nạn, người ta cũng tìm thấy vài trường hợp như cô nhưng họ đã qua đời. Một số nhà khoa học cho rằng, có thể ý chí sinh tồn của Jean quá mãnh liệt, hoặc tế bào của người con gái này bị đột biến khiến cơ thể chịu đựng được giá rét.