Nổi tiếng nhất trong số những bảo vật được cho là bị nguyền rủa, viên kim cương đen mang tên The eyes of Brahma (con mắt của Brahma) hiện được trưng bày tại London (Anh). Những người từng sở hữu nó đều gặp rủi ro, thậm chí mất mạng. Về xuất xứ, viên kim cương này bị coi là được ăn cắp từ một bức tượng Brahma ở thành phố Pondicherry (Ấn Độ) bởi một tu sĩ. Nó nặng 195 carats. Kể từ đó, nó lưu lạc, chu du khắp thế giới và qua tay nhiều người. Khoảng năm 1912, The eyes of Brahma thuộc về công chúa Nga Nadia Vygin Orlov, vì thế được đổi tên thành Black Orlov. Năm 1932, viên kim cương xuất hiện trở lại với tư cách là vật sở hữu của thương gia châu Âu J.W.Paris. Ông đem nó đi bán ở Mỹ. Ít lâu sau, vào ngày 7/4/1932, thương gia này nhảy từ tòa nhà trọc trời ở Mahattan xuống, chết. 15 năm sau, ngày 2/12/1947, chủ cũ của viên kim cương, công chúa Nadia Vygin Orlov được phát hiện chết không rõ nguyên nhân tại Rome. Một tháng sau, thành viên khác của Hoàng gia Nga là công chúa Leonila Viktorovna – Bariatinsky tự sát. Khi biết Leonila cũng từng là chủ của viên kim cương đen, người ta bắt đầu tin rằng thần Brahma đã áp lời nguyền lênbáu vật này. Để phá bỏ lời nguyền, chủ nhân sau đó đã chia viên kim cương thành 3 mảnh, mỗi mảnh khoảng 67,50 carats. Ba phần này cũng lưu lạc khắp nơi, đến năm 1990 mới “tao phùng” tại một buổi đấu giá ở New York (Mỹ). Người chủ hiện nay tin rằng với việc bị chia nhỏ, The eyes of Brahma đã không còn bị nguyền rủa, không đem lại bất hạnh đến cho người sở hữu nữa. Ngược lại, những viên kim cương này càng được giá bởi huyền thoại đáng sợ trong suốt 1.000 năm khiến chúng càng trở nên cuốn hút hơn. Một viên kim cương khác cũng có huyền thoại bí ẩn và đáng sợ không kém, đó là viên kim cương xanh hiện mang tên The Hope (hy vọng), nặng 45,52 carats. The Hope được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn Độ. Lời nguyền của nó cũng được cho là bắt đầu linh nghiệm từ khi nó bị đánh cắp và qua tay nhiều người. Nạn nhân đầu tiên của The Hope là nhà vận chuyển kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier. Ông bị một bầy chó hoang ở Ấn Độ xé xác vào năm 1642, ngay sau khi bán nó cho hoàng đế Louis 14 (ảnh). Viên kim cương xanh này sau đó được chế tác thành hình trái tim. Năm 1789, chủ sở hữu viên kim cương lúc đó là vua Louis 16 cùng vợ làhoàng hậu Marie Antoinette bị chặt đầu trong Cách mạng Tư sản Pháp. The Hope, cũng như nhiều bảo vật hoàng gia khác, đã biến mất trong tao loạn. Khi tái xuất ở London năm 1800, The Hope đã là sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa, đã được chế tác lại bởi thợ kim hoàn Wihelm Fals người Hà Lan. Con trai ông là Hendrick đánh cắp viên kim cương này. Người thợ kim hoàn chết sau sự cố và con trai ông cũng tự tử sau đó ít lâu. Năm 1813, viên kim cương thuộc về Herry Philip Hope (cái tên “Hope Diamond” có từ đó). Sau đó, ông Hope vừa phá sản vừa mất mạng. Người chủ tiếp theo của viên kim cương xanh là hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết trong cuộc cách mạng. Những người sở hữu The Hope sau đó cũng gặp cảnh bi đát không kém: Một diễn viên người Pháp cũng tự sát ngay trên sân khấu, một người Hy Lạp cùng gia đình chết vì tai nạn ô tô, vua Thổ Nhĩ Kỳ bị phế truất năm 1909... đều chỉ sau một thời gian ngắn dính dáng đến viên kim cương này. Viên kim cương xanh được một phụ nữ lập dị đã mua về làm vật cầu may, và coi nó là bùa may, nhưng sau đó cả nhà gặp họa: con trai chết vì tai nạn, con gái tự sát, chồng chết trong nhà thương điên. Năm 1949, thương nhân Harry Winston mua The Hope, nhưng dường như vì sợ lời nguyền nên đã tặng cho bảo tàng lịch sử Smithsonian, nơi nó đang được trưng bày. Nhưng có vẻ như trước khi “nằm yên”, The Hope vẫn kịp gây họa cho vài người nữa: người vận chuyển nó vào bảo tàng bị gãy chân vì xe tải đâm, vợ ông ta chết vì đau tim, nhà bị cháy.
Nổi tiếng nhất trong số những bảo vật được cho là bị nguyền rủa, viên kim cương đen mang tên The eyes of Brahma (con mắt của Brahma) hiện được trưng bày tại London (Anh). Những người từng sở hữu nó đều gặp rủi ro, thậm chí mất mạng.
Về xuất xứ, viên kim cương này bị coi là được ăn cắp từ một bức tượng Brahma ở thành phố Pondicherry (Ấn Độ) bởi một tu sĩ. Nó nặng 195 carats. Kể từ đó, nó lưu lạc, chu du khắp thế giới và qua tay nhiều người.
Khoảng năm 1912, The eyes of Brahma thuộc về công chúa Nga Nadia Vygin Orlov, vì thế được đổi tên thành Black Orlov.
Năm 1932, viên kim cương xuất hiện trở lại với tư cách là vật sở hữu của thương gia châu Âu J.W.Paris. Ông đem nó đi bán ở Mỹ. Ít lâu sau, vào ngày 7/4/1932, thương gia này nhảy từ tòa nhà trọc trời ở Mahattan xuống, chết.
15 năm sau, ngày 2/12/1947, chủ cũ của viên kim cương, công chúa Nadia Vygin Orlov được phát hiện chết không rõ nguyên nhân tại Rome. Một tháng sau, thành viên khác của Hoàng gia Nga là công chúa Leonila Viktorovna – Bariatinsky tự sát. Khi biết Leonila cũng từng là chủ của viên kim cương đen, người ta bắt đầu tin rằng thần Brahma đã áp lời nguyền lênbáu vật này.
Để phá bỏ lời nguyền, chủ nhân sau đó đã chia viên kim cương thành 3 mảnh, mỗi mảnh khoảng 67,50 carats. Ba phần này cũng lưu lạc khắp nơi, đến năm 1990 mới “tao phùng” tại một buổi đấu giá ở New York (Mỹ).
Người chủ hiện nay tin rằng với việc bị chia nhỏ, The eyes of Brahma đã không còn bị nguyền rủa, không đem lại bất hạnh đến cho người sở hữu nữa. Ngược lại, những viên kim cương này càng được giá bởi huyền thoại đáng sợ trong suốt 1.000 năm khiến chúng càng trở nên cuốn hút hơn.
Một viên kim cương khác cũng có huyền thoại bí ẩn và đáng sợ không kém, đó là viên kim cương xanh hiện mang tên The Hope (hy vọng), nặng 45,52 carats.
The Hope được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn Độ. Lời nguyền của nó cũng được cho là bắt đầu linh nghiệm từ khi nó bị đánh cắp và qua tay nhiều người.
Nạn nhân đầu tiên của The Hope là nhà vận chuyển kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier. Ông bị một bầy chó hoang ở Ấn Độ xé xác vào năm 1642, ngay sau khi bán nó cho hoàng đế Louis 14 (ảnh). Viên kim cương xanh này sau đó được chế tác thành hình trái tim.
Năm 1789, chủ sở hữu viên kim cương lúc đó là vua Louis 16 cùng vợ làhoàng hậu Marie Antoinette bị chặt đầu trong Cách mạng Tư sản Pháp. The Hope, cũng như nhiều bảo vật hoàng gia khác, đã biến mất trong tao loạn.
Khi tái xuất ở London năm 1800, The Hope đã là sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa, đã được chế tác lại bởi thợ kim hoàn Wihelm Fals người Hà Lan. Con trai ông là Hendrick đánh cắp viên kim cương này. Người thợ kim hoàn chết sau sự cố và con trai ông cũng tự tử sau đó ít lâu.
Năm 1813, viên kim cương thuộc về Herry Philip Hope (cái tên “Hope Diamond” có từ đó). Sau đó, ông Hope vừa phá sản vừa mất mạng.
Người chủ tiếp theo của viên kim cương xanh là hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết trong cuộc cách mạng.
Những người sở hữu The Hope sau đó cũng gặp cảnh bi đát không kém: Một diễn viên người Pháp cũng tự sát ngay trên sân khấu, một người Hy Lạp cùng gia đình chết vì tai nạn ô tô, vua Thổ Nhĩ Kỳ bị phế truất năm 1909... đều chỉ sau một thời gian ngắn dính dáng đến viên kim cương này.
Viên kim cương xanh được một phụ nữ lập dị đã mua về làm vật cầu may, và coi nó là bùa may, nhưng sau đó cả nhà gặp họa: con trai chết vì tai nạn, con gái tự sát, chồng chết trong nhà thương điên.
Năm 1949, thương nhân Harry Winston mua The Hope, nhưng dường như vì sợ lời nguyền nên đã tặng cho bảo tàng lịch sử Smithsonian, nơi nó đang được trưng bày.
Nhưng có vẻ như trước khi “nằm yên”, The Hope vẫn kịp gây họa cho vài người nữa: người vận chuyển nó vào bảo tàng bị gãy chân vì xe tải đâm, vợ ông ta chết vì đau tim, nhà bị cháy.