Trường hợp “đi nhờ” duy nhất được ghi nhận trong thế giới côn trùng là từ một mẫu vật 16 triệu năm tuổi, trong đó con bọ bật tự gắn râu của mình vào cánh con phù du và di chuyển cùng với vật chủ. Cũng giống như khi chúng ta tìm nhà mới, loài kiến Temnothorax rugatulus biết cách sử dụng những kinh nghiệm đã có của mình để lựa chọn nơi ở ưa thích của chúng với một lối vào nhỏ và ít ánh sáng. Khi đặt bộ cảm biến vào não chuồn chuồn và theo dõi hoạt động săn mồi, các nhà khoa học thấy rằng nếu có nhiều hơn một mục tiêu, não của chúng chỉ chọn một và hành động như thể các mục tiêu khác không hề tồn tại. Ong có thể hiểu được những khái niệm trừu tượng và làm toán rất giỏi. Chính khả năng đó giúp chúng định vị chính xác nơi có thức ăn và con đường ngắn nhất để đi tới đó. Dế đực đích thực là những hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh. Khi có kẻ thù, dế đực thường để cho dế cái lui vào hang an toàn rồi nằm lên trên lưng và che chở cho dế cái khỏi nguy hiểm. Không chỉ là loài côn trùng thông minh, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng ong cũng có thể bị… stress. Đặc biệt hơn, ong còn có phản ứng với cocain y như con người. Các nhà khoa học kỳ vọng rằng nghiên cứu hiện tượng này sẽ giúp họ tìm ra cách chữa trị cho người nghiện ma túy. Dế là hiệp sĩ nên cũng rất hung hăng và thường giải quyết bất đồng trong việc quyến rũ bạn tình bằng một trận đấu sinh tử. Chính vì bản năng này mà ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước phương Đông thường có trò chọi dế. Gián luôn bị coi là loài côn trùng bẩn thủi nhưng thực chất chúng rất “đỏm dáng”, luôn nỗ lực để bản thân có mùi “dễ chịu” hơn với bản thân.Kiến không chỉ đơn thuần bắt chước đồng loại mà chúng thực sự có khả năng học hỏi từ những cá thể khác. Đặc biệt khi đi kiếm thức ăn, thông thường chúng sẽ "dạy" nhau cách đi đến nơi có thức ăn đó.
Trường hợp “đi nhờ” duy nhất được ghi nhận trong thế giới côn trùng là từ một mẫu vật 16 triệu năm tuổi, trong đó con bọ bật tự gắn râu của mình vào cánh con phù du và di chuyển cùng với vật chủ.
Cũng giống như khi chúng ta tìm nhà mới, loài kiến Temnothorax rugatulus biết cách sử dụng những kinh nghiệm đã có của mình để lựa chọn nơi ở ưa thích của chúng với một lối vào nhỏ và ít ánh sáng.
Khi đặt bộ cảm biến vào não chuồn chuồn và theo dõi hoạt động săn mồi, các nhà khoa học thấy rằng nếu có nhiều hơn một mục tiêu, não của chúng chỉ chọn một và hành động như thể các mục tiêu khác không hề tồn tại.
Ong có thể hiểu được những khái niệm trừu tượng và làm toán rất giỏi. Chính khả năng đó giúp chúng định vị chính xác nơi có thức ăn và con đường ngắn nhất để đi tới đó.
Dế đực đích thực là những hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh. Khi có kẻ thù, dế đực thường để cho dế cái lui vào hang an toàn rồi nằm lên trên lưng và che chở cho dế cái khỏi nguy hiểm.
Không chỉ là loài côn trùng thông minh, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng ong cũng có thể bị… stress.
Đặc biệt hơn, ong còn có phản ứng với cocain y như con người. Các nhà khoa học kỳ vọng rằng nghiên cứu hiện tượng này sẽ giúp họ tìm ra cách chữa trị cho người nghiện ma túy.
Dế là hiệp sĩ nên cũng rất hung hăng và thường giải quyết bất đồng trong việc quyến rũ bạn tình bằng một trận đấu sinh tử. Chính vì bản năng này mà ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước phương Đông thường có trò chọi dế.
Gián luôn bị coi là loài côn trùng bẩn thủi nhưng thực chất chúng rất “đỏm dáng”, luôn nỗ lực để bản thân có mùi “dễ chịu” hơn với bản thân.
Kiến không chỉ đơn thuần bắt chước đồng loại mà chúng thực sự có khả năng học hỏi từ những cá thể khác. Đặc biệt khi đi kiếm thức ăn, thông thường chúng sẽ "dạy" nhau cách đi đến nơi có thức ăn đó.