Cô gái này được cho là khoảng 14-17 tuổi, chết khi đang mang thai đôi chuyển dạ. Kết quả quét CT cơ thể cho thấy sự hiện diện của bào thai thứ hai trong khoang ngực của xác ướp, và đứa trẻ sơ sinh này đã bị mất đầu.Nhà nghiên cứu giải thích rằng em bé được sinh ra trong tư thế ngôi ngược (chân ra trước), trong quá trình sinh nở, đầu em bé bị kẹt lại trong ống sinh.Họ nghi ngờ rằng những người ướp xác có thể không biết người phụ nữ đang mang thai đôi, dẫn đến việc không loại bỏ thai nhi ra khỏi cơ thể trước khi ướp xác.Nghiên cứu này nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của việc mang thai, chuyển dạ và sinh nở trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, đặc biệt là với trường hợp mang thai đôi.Câu chuyện đau lòng này là một ví dụ sâu sắc về sự khó khăn và rủi ro mà phụ nữ Ai Cập cổ đại phải đối mặt khi mang thai và sinh nở.Trước đó, các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được một xác ướp thai phụ 2.000 năm tuổi từ Lăng mộ Hoàng gia của thành phố cổ Thebes.Trong trường hợp này, thai nhi trở thành một xác ướp thứ 2 trong cơ thể người phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người ướp xác lúc ấy đã coi đứa bé như một phần không thể thiếu của người mẹ nên đã ướp chung.Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.
Cô gái này được cho là khoảng 14-17 tuổi, chết khi đang mang thai đôi chuyển dạ. Kết quả quét CT cơ thể cho thấy sự hiện diện của bào thai thứ hai trong khoang ngực của xác ướp, và đứa trẻ sơ sinh này đã bị mất đầu.
Nhà nghiên cứu giải thích rằng em bé được sinh ra trong tư thế ngôi ngược (chân ra trước), trong quá trình sinh nở, đầu em bé bị kẹt lại trong ống sinh.
Họ nghi ngờ rằng những người ướp xác có thể không biết người phụ nữ đang mang thai đôi, dẫn đến việc không loại bỏ thai nhi ra khỏi cơ thể trước khi ướp xác.
Nghiên cứu này nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của việc mang thai, chuyển dạ và sinh nở trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, đặc biệt là với trường hợp mang thai đôi.
Câu chuyện đau lòng này là một ví dụ sâu sắc về sự khó khăn và rủi ro mà phụ nữ Ai Cập cổ đại phải đối mặt khi mang thai và sinh nở.
Trước đó, các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được một xác ướp thai phụ 2.000 năm tuổi từ Lăng mộ Hoàng gia của thành phố cổ Thebes.
Trong trường hợp này, thai nhi trở thành một xác ướp thứ 2 trong cơ thể người phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người ướp xác lúc ấy đã coi đứa bé như một phần không thể thiếu của người mẹ nên đã ướp chung.