Vào 7h17 sáng ngày 30/6/1908, người dân ở vùng tự trị Evenk, Siberia thuộc Nga giật mình khi nghe thấy âm thanh chói tai của một vụ nổ bí ẩn xảy ra gần sông Podkamennaya Tunguska.Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các nhà khoa học gọi sự kiện này là vụ nổ Tunguska. Theo lời kể của các nhân chứng, trước khi xảy ra vụ nổ bí ẩn, một cột ánh sáng xanh xuất hiện trên bầu trời.Sau khi nghe thấy âm thanh "va chạm" cực lớn tương tự tiếng pháo nổ, các nhân chứng bị ngã do đợt sóng xung kích. Cửa kính của các gia đình bị vỡ vụn dù ở cách vụ nổ hàng trăm km.Các chuyên gia tiến hành kiểm tra và phát hiện vụ nổ Tunguska làm đổ gãy khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2 trong rừng. May mắn là không có thương vong về người.Theo tính toán của các chuyên gia, vụ nổ Tunguska tạo ra xung động mạnh hơn 2.000 lần bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.Trước sự việc này, các nhà khoa học chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đã bắt tay tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới vụ nổ Tunguska. Trong đó, một quan điểm cho rằng, một thiên thể toàn sắt xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất chính là "thủ phạm" gây ra vụ nổ.Giả thiết khác cho rằng, vào ngày hôm đó, một thiên thạch khổng lồ đã tấn công, lao xuống Trái đất và gây ra vụ nổ kinh hoàng ở Nga. Thế nhưng, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng xác thực giúp chứng minh giả thuyết này là chính xác.Trong khi giới khoa học chưa tìm ra lời giải, một số người cho rằng, vụ nổ Tunguska có thể liên quan đến người ngoài hành tinh.Nền văn minh bí ẩn này có thể gây ra vụ nổ kinh hoàng mà không để lại dấu vết nào nhờ sở hữu những công nghệ, thiết bị cực hiện đại giúp họ xóa dấu vết.Do đây chỉ là giả thuyết nên giới chuyên gia vẫn thực hiện các nghiên cứu, lần tìm các manh mối với hy vọng sớm giải mã được vụ nổ bí ẩn trên.Mời độc giả xem video: Những giả thuyết xung quanh vụ nổ tại Beirut, Li Băng. Nguồn: VTV24.
Vào 7h17 sáng ngày 30/6/1908, người dân ở vùng tự trị Evenk, Siberia thuộc Nga giật mình khi nghe thấy âm thanh chói tai của một vụ nổ bí ẩn xảy ra gần sông Podkamennaya Tunguska.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các nhà khoa học gọi sự kiện này là vụ nổ Tunguska. Theo lời kể của các nhân chứng, trước khi xảy ra vụ nổ bí ẩn, một cột ánh sáng xanh xuất hiện trên bầu trời.
Sau khi nghe thấy âm thanh "va chạm" cực lớn tương tự tiếng pháo nổ, các nhân chứng bị ngã do đợt sóng xung kích. Cửa kính của các gia đình bị vỡ vụn dù ở cách vụ nổ hàng trăm km.
Các chuyên gia tiến hành kiểm tra và phát hiện vụ nổ Tunguska làm đổ gãy khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2 trong rừng. May mắn là không có thương vong về người.
Theo tính toán của các chuyên gia, vụ nổ Tunguska tạo ra xung động mạnh hơn 2.000 lần bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Trước sự việc này, các nhà khoa học chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đã bắt tay tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới vụ nổ Tunguska. Trong đó, một quan điểm cho rằng, một thiên thể toàn sắt xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất chính là "thủ phạm" gây ra vụ nổ.
Giả thiết khác cho rằng, vào ngày hôm đó, một thiên thạch khổng lồ đã tấn công, lao xuống Trái đất và gây ra vụ nổ kinh hoàng ở Nga. Thế nhưng, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng xác thực giúp chứng minh giả thuyết này là chính xác.
Trong khi giới khoa học chưa tìm ra lời giải, một số người cho rằng, vụ nổ Tunguska có thể liên quan đến người ngoài hành tinh.
Nền văn minh bí ẩn này có thể gây ra vụ nổ kinh hoàng mà không để lại dấu vết nào nhờ sở hữu những công nghệ, thiết bị cực hiện đại giúp họ xóa dấu vết.
Do đây chỉ là giả thuyết nên giới chuyên gia vẫn thực hiện các nghiên cứu, lần tìm các manh mối với hy vọng sớm giải mã được vụ nổ bí ẩn trên.
Mời độc giả xem video: Những giả thuyết xung quanh vụ nổ tại Beirut, Li Băng. Nguồn: VTV24.