Trong thông báo ngày 10/7, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết, tuần đầu tiên của tháng 7 là tuần nóng nhất lịch sử thế giới từng ghi nhận. Nhiệt độ trên đất liền và đại dương đều phá kỷ lục, "đi kèm với các tác động tàn phá tiềm ẩn đến hệ sinh thái và môi trường".Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng khoảng 1,1 độ C kể từ năm 1880, khiến nhiệt độ cực cao xảy ra thường xuyên hơn.Trước đó, tháng 6 cũng được ghi nhận là tháng 6 nóng nhất trong lịch sử nhân loại từng được ghi nhận. Theo WMO, nguyên nhân của sự nóng lên này là do biến đổi khí hậu và El Nino - hiện tượng nóng lên bất thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương.Giám đốc dịch vụ khí hậu của WMO, ông Christopher Hewitt cảnh báo nhiều kỷ lục thế giới về thời tiết cực đoan có thể bị phá vỡ trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tượng El Nino mới bắt đầu phát triển, dự kiến còn khiến nhiệt độ gia tăng cực đoan hơn trong thời gian tới.Theo ông Christopher, thế giới có thể ghi nhận thêm kỷ lục và những tác động này sẽ kéo dài sang năm 2024.Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres khẳng định "tình hình mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay là bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang vượt ngoài tầm kiểm soát".El Nino là hiện tượng khí hậu tự nhiên thường gắn liền với nhiệt độ cao trên toàn cầu, gây hạn hán ở một số khu vực và mưa lớn ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.Theo các chuyên gia, El Nino thường làm tăng nhiệt độ toàn cầu trong năm sau khi nó phát triển. Điều đó có nghĩa là nếu nó phát triển trong năm 2023 thì năm 2024 sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay. Hiện tại kỷ lục năm nóng nhất được ghi nhận là năm 2016 - tức năm sau khi hiện tượng El Nino xuất hiện.Để đưa ra dự đoán trên, các chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu và biết được nhiệt độ bề mặt nước biển khi xuất hiện hiện tượng El Nino có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 và có ảnh hưởng lớn nhất trong hai tháng tiếp theo của năm mới.Do đó, tính toán của các chuyên gia dự đoán mức nhiệt năm 2024 sẽ tăng cao, có thể hơn 1,4 độ so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và khả năng nhiệt độ bề mặt toàn cầu có thể tăng khoảng 1,5 độ C. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như dự báo của giới nghiên cứu thì 2024 sẽ trở thành năm nóng nhất trong lịch sử, xô đổ kỷ lục năm 2016.Mời độc giả xem video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt.
Trong thông báo ngày 10/7, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết, tuần đầu tiên của tháng 7 là tuần nóng nhất lịch sử thế giới từng ghi nhận. Nhiệt độ trên đất liền và đại dương đều phá kỷ lục, "đi kèm với các tác động tàn phá tiềm ẩn đến hệ sinh thái và môi trường".
Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng khoảng 1,1 độ C kể từ năm 1880, khiến nhiệt độ cực cao xảy ra thường xuyên hơn.
Trước đó, tháng 6 cũng được ghi nhận là tháng 6 nóng nhất trong lịch sử nhân loại từng được ghi nhận. Theo WMO, nguyên nhân của sự nóng lên này là do biến đổi khí hậu và El Nino - hiện tượng nóng lên bất thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương.
Giám đốc dịch vụ khí hậu của WMO, ông Christopher Hewitt cảnh báo nhiều kỷ lục thế giới về thời tiết cực đoan có thể bị phá vỡ trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tượng El Nino mới bắt đầu phát triển, dự kiến còn khiến nhiệt độ gia tăng cực đoan hơn trong thời gian tới.
Theo ông Christopher, thế giới có thể ghi nhận thêm kỷ lục và những tác động này sẽ kéo dài sang năm 2024.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres khẳng định "tình hình mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay là bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang vượt ngoài tầm kiểm soát".
El Nino là hiện tượng khí hậu tự nhiên thường gắn liền với nhiệt độ cao trên toàn cầu, gây hạn hán ở một số khu vực và mưa lớn ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo các chuyên gia, El Nino thường làm tăng nhiệt độ toàn cầu trong năm sau khi nó phát triển. Điều đó có nghĩa là nếu nó phát triển trong năm 2023 thì năm 2024 sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay. Hiện tại kỷ lục năm nóng nhất được ghi nhận là năm 2016 - tức năm sau khi hiện tượng El Nino xuất hiện.
Để đưa ra dự đoán trên, các chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu và biết được nhiệt độ bề mặt nước biển khi xuất hiện hiện tượng El Nino có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 và có ảnh hưởng lớn nhất trong hai tháng tiếp theo của năm mới.
Do đó, tính toán của các chuyên gia dự đoán mức nhiệt năm 2024 sẽ tăng cao, có thể hơn 1,4 độ so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và khả năng nhiệt độ bề mặt toàn cầu có thể tăng khoảng 1,5 độ C. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như dự báo của giới nghiên cứu thì 2024 sẽ trở thành năm nóng nhất trong lịch sử, xô đổ kỷ lục năm 2016.
Mời độc giả xem video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt.