Trong truyền thuyết của Nhật Bản, cá mái chèo được gọi là "ryugu no tsukai" (có nghĩa là "sứ giả đến từ long cung"). Loài cá này sẽ bơi lên từ biển sâu để cảnh báo con người về thảm họa động đất sắp xảy ra. Do đó, cá mái chèo từ lâu được người dân Nhật Bản xem là điềm báo động đất.Vào năm 2011, 20 con cá mái chèo trôi dạt vào bờ biển trong vài tháng trước khi quốc gia này trải qua trận động đất kinh hoàng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.Gần đây, vào tháng 8/2024, thợ lặn đã phát hiện một con cá mái chèo ở California, Mỹ chỉ 2 ngày trước khi động đất xảy ra trong khu vực. Sự việc này khiến các chuyên gia tin rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên.Cá mái chèo khổng lồ (tên khoa học là Regalecus glesne) phân bố chủ yếu ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chúng thường sống ở vùng biển có độ sâu khoảng 200 - 1.000m. Đây là nơi không có ánh sáng.Do sống ở độ sâu lớn nên con người biết rất ít về cá mái chèo và hiếm khi nhìn thấy chúng.Thức ăn yêu thích của cá mái chèo là nhuyễn thể, sinh vật phù du, động vật giáp xác và mực.Loài cá xương dài nhất thế giới, cá mái chèo có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 3m. Tuy nhiên, một số cá thể có khả năng phát triển tới 11m, tức gấp khoảng 2 lần chiều cao của một con hươu cao cổ."Hình dáng của cá mái chèo khiến nhiều người liên tưởng tới rắn biển", Russ Vetter, nhà sinh vật học ở Trung tâm khoa học ngư nghiệp tây nam thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ, cho hay.Cá mái chèo không có răng. Chúng dựa vào quá trình lọc nước để ăn những con mồi nhỏ. Theo nhà sinh vật học Russ, khi đặt tay vào trong miệng của loài cá này, chúng ta sẽ không bị rách da.Giống nhiều loài động vật khác sinh sống ở vùng biển này, cá mái chèo bơi lên lên mặt nước vào ban đêm để kiếm ăn trước khi quay lại tầng nước sâu vào ban ngày. Trong một số trường hợp hiếm hoi xuất hiện ở vùng nước nông, các cá thể cá mái chèo thường bị bệnh, sắp chết hoặc bị dòng hải lưu mạnh cuốn đi.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.
Trong truyền thuyết của Nhật Bản, cá mái chèo được gọi là "ryugu no tsukai" (có nghĩa là "sứ giả đến từ long cung"). Loài cá này sẽ bơi lên từ biển sâu để cảnh báo con người về thảm họa động đất sắp xảy ra. Do đó, cá mái chèo từ lâu được người dân Nhật Bản xem là điềm báo động đất.
Vào năm 2011, 20 con cá mái chèo trôi dạt vào bờ biển trong vài tháng trước khi quốc gia này trải qua trận động đất kinh hoàng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Gần đây, vào tháng 8/2024, thợ lặn đã phát hiện một con cá mái chèo ở California, Mỹ chỉ 2 ngày trước khi động đất xảy ra trong khu vực. Sự việc này khiến các chuyên gia tin rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Cá mái chèo khổng lồ (tên khoa học là Regalecus glesne) phân bố chủ yếu ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chúng thường sống ở vùng biển có độ sâu khoảng 200 - 1.000m. Đây là nơi không có ánh sáng.
Do sống ở độ sâu lớn nên con người biết rất ít về cá mái chèo và hiếm khi nhìn thấy chúng.
Thức ăn yêu thích của cá mái chèo là nhuyễn thể, sinh vật phù du, động vật giáp xác và mực.
Loài cá xương dài nhất thế giới, cá mái chèo có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 3m. Tuy nhiên, một số cá thể có khả năng phát triển tới 11m, tức gấp khoảng 2 lần chiều cao của một con hươu cao cổ.
"Hình dáng của cá mái chèo khiến nhiều người liên tưởng tới rắn biển", Russ Vetter, nhà sinh vật học ở Trung tâm khoa học ngư nghiệp tây nam thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ, cho hay.
Cá mái chèo không có răng. Chúng dựa vào quá trình lọc nước để ăn những con mồi nhỏ. Theo nhà sinh vật học Russ, khi đặt tay vào trong miệng của loài cá này, chúng ta sẽ không bị rách da.
Giống nhiều loài động vật khác sinh sống ở vùng biển này, cá mái chèo bơi lên lên mặt nước vào ban đêm để kiếm ăn trước khi quay lại tầng nước sâu vào ban ngày. Trong một số trường hợp hiếm hoi xuất hiện ở vùng nước nông, các cá thể cá mái chèo thường bị bệnh, sắp chết hoặc bị dòng hải lưu mạnh cuốn đi.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.