Các nhà khoa học từ Đại học New York và Viện Khoa học Carnegie ở Washington D.C đã phân tích 260 triệu năm phản hồi địa chất, họ nhận thấy “các sự kiện địa chất toàn cầu thường có mối tương quan” và dường như xảy ra theo chu kỳ 27,5 triệu năm một lần."Nhiều nhà địa chất tin rằng các sự kiện địa chất là ngẫu nhiên theo thời gian, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thống kê cho một chu kỳ chung: những sự kiện địa chất này có mối tương quan và không phải ngẫu nhiên" - nhà địa chất học Michael Rampino từ Đại học New York (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.Những sự kiện đó bao gồm tất cả mọi thứ, từ thời điểm tuyệt chủng ở biển và không ở biển, các sự kiện thiếu khí lớn ở đại dương, phun trào lũ bazan lục địa (sự hình thành một loạt các dòng dung nham bazan), dao động mực nước biển...Họ đã xem xét tổng cộng 89 sự kiện lớn như vậy trong 260 triệu năm qua và tập hợp thành 8 cụm sự kiện chính "làm thay đổi thể giới", tạo thành một biểu đồ đều đặn như nhịp tim của Trái đất với các "xung thảm họa".Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ tính chất chu kỳ của những sự kiện như thế này, ít nhất là những năm 1920. đã có những nghiên cứu rải rác cho thấy dường như Trái Đất cứ gặp thảm họa lớn sau mỗi 30 triệu năm, hoặc 26,2 triệu năm, hoặc 30,6 triệu năm.Nhưng với các tính toán mới nhất, các nhà khoa học khẳng định con số chính xác là 27,5 triệu năm cho mỗi "nhịp đập thảm họa" của trái tim hành tinh.Đó cũng là khoảng thời gian luôn trùng khớp ma quái với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.Nhóm nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến "nhịp tim" đầy thảm họa của Trái Đất: do chu kỳ tấn công của sao chổi, do "hành tinh X" nào đó tác động.Tuy nhiên, theo công bố mới đây, các nhà khoa học cho rằng các xung tuần hoàn của kiến tạo và biến đổi khí hậu này có thể là kết quả của các quá trình địa vật lý liên quan đến động lực của kiến tạo mảng và những biến đổi mang tính chu kỳ của lớp phủ.Cũng có thể chính lớp phủ và lõi Trái Đất - những thứ tạo động lực cho kiến tạo mảng - cũng hoạt động theo chu kỳ vì bị tác động bởi sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và thiên hà.Họ cũng lưu ý rằng, trong số 12 sự kiện tuyệt chủng ở biển và 6 trong số 9 sự kiện tuyệt chủng không phải ở biển trong 260 triệu năm có tương quan đáng kể với xung động của lũ bazan.Vì vậy, các vụ tuyệt chủng dường như ít nhất một phần do núi lửa gây ra. Mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn giữa hoạt động địa chất và những thay đổi sinh học có thể phức tạp, nhưng có một số chuỗi nhân quả rõ ràng.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Các nhà khoa học từ Đại học New York và Viện Khoa học Carnegie ở Washington D.C đã phân tích 260 triệu năm phản hồi địa chất, họ nhận thấy “các sự kiện địa chất toàn cầu thường có mối tương quan” và dường như xảy ra theo chu kỳ 27,5 triệu năm một lần.
"Nhiều nhà địa chất tin rằng các sự kiện địa chất là ngẫu nhiên theo thời gian, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thống kê cho một chu kỳ chung: những sự kiện địa chất này có mối tương quan và không phải ngẫu nhiên" - nhà địa chất học Michael Rampino từ Đại học New York (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Những sự kiện đó bao gồm tất cả mọi thứ, từ thời điểm tuyệt chủng ở biển và không ở biển, các sự kiện thiếu khí lớn ở đại dương, phun trào lũ bazan lục địa (sự hình thành một loạt các dòng dung nham bazan), dao động mực nước biển...
Họ đã xem xét tổng cộng 89 sự kiện lớn như vậy trong 260 triệu năm qua và tập hợp thành 8 cụm sự kiện chính "làm thay đổi thể giới", tạo thành một biểu đồ đều đặn như nhịp tim của Trái đất với các "xung thảm họa".
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ tính chất chu kỳ của những sự kiện như thế này, ít nhất là những năm 1920. đã có những nghiên cứu rải rác cho thấy dường như Trái Đất cứ gặp thảm họa lớn sau mỗi 30 triệu năm, hoặc 26,2 triệu năm, hoặc 30,6 triệu năm.
Nhưng với các tính toán mới nhất, các nhà khoa học khẳng định con số chính xác là 27,5 triệu năm cho mỗi "nhịp đập thảm họa" của trái tim hành tinh.
Đó cũng là khoảng thời gian luôn trùng khớp ma quái với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Nhóm nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến "nhịp tim" đầy thảm họa của Trái Đất: do chu kỳ tấn công của sao chổi, do "hành tinh X" nào đó tác động.
Tuy nhiên, theo công bố mới đây, các nhà khoa học cho rằng các xung tuần hoàn của kiến tạo và biến đổi khí hậu này có thể là kết quả của các quá trình địa vật lý liên quan đến động lực của kiến tạo mảng và những biến đổi mang tính chu kỳ của lớp phủ.
Cũng có thể chính lớp phủ và lõi Trái Đất - những thứ tạo động lực cho kiến tạo mảng - cũng hoạt động theo chu kỳ vì bị tác động bởi sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và thiên hà.
Họ cũng lưu ý rằng, trong số 12 sự kiện tuyệt chủng ở biển và 6 trong số 9 sự kiện tuyệt chủng không phải ở biển trong 260 triệu năm có tương quan đáng kể với xung động của lũ bazan.
Vì vậy, các vụ tuyệt chủng dường như ít nhất một phần do núi lửa gây ra. Mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn giữa hoạt động địa chất và những thay đổi sinh học có thể phức tạp, nhưng có một số chuỗi nhân quả rõ ràng.