Trong những năm gần đây, các nhà chuyên gia đã thực hiện một số nghiên cứu nhằm giải mã vì sao con người không có đuôi dù cách đây hàng chục triệu năm, tổ tiên chung của loài người và tất cả loài linh trưởng đều có đuôi.Nghiên cứu sinh Bo Xia tại Trường Y khoa Grossman của Đại học New York (NYU), Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu công bố vào tháng 9/2021 hé lộ lý do con người mất đuôi.Theo nghiên cứu sinh Bo Xia, tổ tiên không đuôi sớm nhất được biết đến của người và vượn là loài linh trưởng có tên là Proconsul. Loài này sống ở châu Phi trong kỷ nguyên Miocen (từ 23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) và không có dấu hiệu của đốt sống đuôi.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc mất đuôi được cho là có nguồn gốc sớm hơn, vào khoảng 25 triệu năm trước, khi dòng dõi hominoid của người và vượn người tách ra khỏi họ khỉ Cựu thế giới.Nhóm chuyên gia tiến hành so sánh dữ liệu di truyền từ 6 loài hominoid và 9 loài khỉ để tìm kiếm sự khác biệt có thể liên quan đến việc có hoặc không có đuôi.Từ đây, nhóm nghiên cứu phát hiện một ứng cử viên có khả năng xuất hiện trong một đoạn ADN ngắn gọi là phần tử Alu - một loại ADN có thể nhảy từ vị trí này sang vị trí khác trong bộ gene và ảnh hưởng đến việc sản xuất protein - nằm trong gen TBXT. Đây là loại gen quy định sự phát triển đuôi. Đột biến này có trong bộ gene của vượn người và người nhưng không có ở bộ gen của khỉ.Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tái tạo đột biến này trong gen TBXT ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy chuột tham gia thử nghiệm biến đổi gene có đuôi nhưng khác nhau về độ dài, từ bình thường đến không có đuôi.Mặc dù đột biến ảnh hưởng đến đuôi của những con chuột nhưng nó không phải là nguyên nhân dẫn đến việc mất đuôi. Từ kết quả nghiên cứu thu được, các nhà khoa học phát hiện các gene khác ở động vật linh trưởng cũng góp phần trong việc làm đuôi biến mất.Tuy nhiên, sự xuất hiện của đột biến trong gen TBXT có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm gián đoạn quá trình tạo ra đuôi. Thông tin này được đồng tác giả nghiên cứu - giáo sư Itai Yanai công tác tại Khoa Hóa sinh và Dược phân tử của Đại học New York cho biết.Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, con người vẫn giữ dấu vết của cái đuôi khi ở trong giai đoạn phôi thai. Đuôi là một đặc điểm có thể bắt nguồn từ động vật có xương sống đầu tiên trên Trái đất. Do vậy, khi phôi thai phát triển, chúng ta sẽ có đuôi gắn với cột sống trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, sau khoảng 8 tuần, hầu hết các đuôi của phôi thai người sẽ hoàn toàn biến mất.Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hòa của loài người. Nguồn: VTV24.
Trong những năm gần đây, các nhà chuyên gia đã thực hiện một số nghiên cứu nhằm giải mã vì sao con người không có đuôi dù cách đây hàng chục triệu năm, tổ tiên chung của loài người và tất cả loài linh trưởng đều có đuôi.
Nghiên cứu sinh Bo Xia tại Trường Y khoa Grossman của Đại học New York (NYU), Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu công bố vào tháng 9/2021 hé lộ lý do con người mất đuôi.
Theo nghiên cứu sinh Bo Xia, tổ tiên không đuôi sớm nhất được biết đến của người và vượn là loài linh trưởng có tên là Proconsul. Loài này sống ở châu Phi trong kỷ nguyên Miocen (từ 23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) và không có dấu hiệu của đốt sống đuôi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc mất đuôi được cho là có nguồn gốc sớm hơn, vào khoảng 25 triệu năm trước, khi dòng dõi hominoid của người và vượn người tách ra khỏi họ khỉ Cựu thế giới.
Nhóm chuyên gia tiến hành so sánh dữ liệu di truyền từ 6 loài hominoid và 9 loài khỉ để tìm kiếm sự khác biệt có thể liên quan đến việc có hoặc không có đuôi.
Từ đây, nhóm nghiên cứu phát hiện một ứng cử viên có khả năng xuất hiện trong một đoạn ADN ngắn gọi là phần tử Alu - một loại ADN có thể nhảy từ vị trí này sang vị trí khác trong bộ gene và ảnh hưởng đến việc sản xuất protein - nằm trong gen TBXT. Đây là loại gen quy định sự phát triển đuôi. Đột biến này có trong bộ gene của vượn người và người nhưng không có ở bộ gen của khỉ.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tái tạo đột biến này trong gen TBXT ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy chuột tham gia thử nghiệm biến đổi gene có đuôi nhưng khác nhau về độ dài, từ bình thường đến không có đuôi.
Mặc dù đột biến ảnh hưởng đến đuôi của những con chuột nhưng nó không phải là nguyên nhân dẫn đến việc mất đuôi. Từ kết quả nghiên cứu thu được, các nhà khoa học phát hiện các gene khác ở động vật linh trưởng cũng góp phần trong việc làm đuôi biến mất.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của đột biến trong gen TBXT có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm gián đoạn quá trình tạo ra đuôi. Thông tin này được đồng tác giả nghiên cứu - giáo sư Itai Yanai công tác tại Khoa Hóa sinh và Dược phân tử của Đại học New York cho biết.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, con người vẫn giữ dấu vết của cái đuôi khi ở trong giai đoạn phôi thai. Đuôi là một đặc điểm có thể bắt nguồn từ động vật có xương sống đầu tiên trên Trái đất. Do vậy, khi phôi thai phát triển, chúng ta sẽ có đuôi gắn với cột sống trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, sau khoảng 8 tuần, hầu hết các đuôi của phôi thai người sẽ hoàn toàn biến mất.
Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hòa của loài người. Nguồn: VTV24.