Vào khoảng 2.000 năm trước, người La Mã cổ đại đã bắt đầu làm mặt nạ cho người chết bằng sáp. Những mặt nạ xác chết này được sử dụng trong suốt quá trình tang lễ.Theo đó, những mặt nạ xác chết được người La Mã thời cổ đại chế tác trông giống hệt gương mặt của người quá cố. Sau đó, chúng được dùng làm hình ảnh chuẩn để điêu khắc tượng cho người chết.Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm được một số mặt nạ xác chết của người La Mã. Đó là những phát hiện quan trọng giúp giải mã bí mật về tập tục mai táng của nền văn minh này.Các chuyên gia tại Đại học Cornell đã có nghiên cứu đáng chú ý về những mặt nạ xác chết trên. Họ phát hiện người La Mã thời cổ đại đã tạo ra những mặt nạ sáp vô cùng hoàn hảo. Chúng sống động như thật.Các nhà nghiên cứu đã tử tái tạo khuôn mặt bản thân bằng sáp và phát hiện đó là vật liệu không ổn định, khó định hình được khuôn mặt sao cho giống người thật.Nhà nghiên cứu Katherine Jarriel cho hay ngay cả khi thay thế bằng sáp ong với nhiều ưu điểm hơn như: có thể nóng chảy ở nhiệt độ thấp, dễ cắt, tạo hình ở nhiệt độ phòng, dễ trộn với chất tạo màu, hay không khó khăn khi tạo đường nét khuôn mặt... nhưng sau một thời gian, bề mặt mặt nạ cũng xuất hiện các hố, lỗ nhỏ.Thế nhưng, những chiếc mặt nạ bằng sáp do người La Mã cổ đại tạo ra lại có thể hoàn hảo tới mức khó tin. Thậm chí, sau hàng ngàn năm, chúng vẫn còn khá nguyên vẹn.Điều này khiến cho thấy người La Mã có tay nghề khá cao khi có thể tạo ra những chiếc mặt nạ xác chết hoàn hảo như vậy. Thế nhưng, quy trình các bước tạo ra chúng đến này vẫn là bí ẩn.Vì vậy, giới khoa học đến nay vẫn cố gắng tìm ra lời giải về cách thức mà người La Mã cổ đại sử dụng để tạo những chiếc mặt nạ xác chết.Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.
Vào khoảng 2.000 năm trước, người La Mã cổ đại đã bắt đầu làm mặt nạ cho người chết bằng sáp. Những mặt nạ xác chết này được sử dụng trong suốt quá trình tang lễ.
Theo đó, những mặt nạ xác chết được người La Mã thời cổ đại chế tác trông giống hệt gương mặt của người quá cố. Sau đó, chúng được dùng làm hình ảnh chuẩn để điêu khắc tượng cho người chết.
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm được một số mặt nạ xác chết của người La Mã. Đó là những phát hiện quan trọng giúp giải mã bí mật về tập tục mai táng của nền văn minh này.
Các chuyên gia tại Đại học Cornell đã có nghiên cứu đáng chú ý về những mặt nạ xác chết trên. Họ phát hiện người La Mã thời cổ đại đã tạo ra những mặt nạ sáp vô cùng hoàn hảo. Chúng sống động như thật.
Các nhà nghiên cứu đã tử tái tạo khuôn mặt bản thân bằng sáp và phát hiện đó là vật liệu không ổn định, khó định hình được khuôn mặt sao cho giống người thật.
Nhà nghiên cứu Katherine Jarriel cho hay ngay cả khi thay thế bằng sáp ong với nhiều ưu điểm hơn như: có thể nóng chảy ở nhiệt độ thấp, dễ cắt, tạo hình ở nhiệt độ phòng, dễ trộn với chất tạo màu, hay không khó khăn khi tạo đường nét khuôn mặt... nhưng sau một thời gian, bề mặt mặt nạ cũng xuất hiện các hố, lỗ nhỏ.
Thế nhưng, những chiếc mặt nạ bằng sáp do người La Mã cổ đại tạo ra lại có thể hoàn hảo tới mức khó tin. Thậm chí, sau hàng ngàn năm, chúng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Điều này khiến cho thấy người La Mã có tay nghề khá cao khi có thể tạo ra những chiếc mặt nạ xác chết hoàn hảo như vậy. Thế nhưng, quy trình các bước tạo ra chúng đến này vẫn là bí ẩn.
Vì vậy, giới khoa học đến nay vẫn cố gắng tìm ra lời giải về cách thức mà người La Mã cổ đại sử dụng để tạo những chiếc mặt nạ xác chết.
Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.