Trong số các hiện vật được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Osteology ở bang Oklahoma, Mỹ, một hộp sọ 2.000 tuổi dị thường được giới chuyên gia và công chúng hết sức quan tâm.Ban đầu, hộp sọ được lưu giữ trong bộ sưu tập tư nhân của bảo tàng Osteology. Tới năm 2020, lần đầu tiên hộp sọ đặc biệt này được trưng bày công khai với công chúng.Theo các chuyên gia, hộp sọ cổ xưa đó thuộc về một chiến binh người Peru qua đời cách đây khoảng 2.000 năm. Điều đặc biệt trên hộp sọ là có một mảnh kim loại ghép vào chỗ bị vỡ.Từ đây, các chuyên gia nghiên cứu vì sao chiến binh này lại có hộp sọ đặc biệt như vậy. Thông qua một loạt kiểm tra và phân tích hộp sọ, họ nhận định chiến binh này từng bị chấn thương nặng ở phần đầu trong một trận chiến.Người đàn ông này có thể bị thương ở đầu do bị kẻ thù dùng súng cao su bắn trúng.Do bị nứt vỡ hộp sọ nên thầy thuốc thời đó đã tiến hành phẫu thuật. Trong cuộc phẫu thuật nguy hiểm này, thầy thuốc đã dùng mảnh kim loại ghép vào phần hộp sọ bị vỡ nhằm cứu sống bệnh nhân.Các chuyên gia nhận định chiến binh trên đã sống sót sau ca phẫu thuật hộp sọ phức tạp.Do đó, hộp sọ của người đàn ông này trở thành bằng chứng quan trọng cho thấy người xưa có khả năng thực hiện các ca phẫu thuật não phức tạp.Hiện các chuyên gia chưa thể xác định thành phần chính xác của miếng kim loại gắn trên hộp sọ. Họ suy đoán người xưa có thể dùng vàng hoặc bạc cho những ca phẫu thuật kiểu này.Cách đây 2.000 năm, người Peru có tập tục kéo dài hộp sọ. Khi còn nhỏ tuổi, trẻ em sẽ được gia đình làm biến dạng hộp sọ bằng việc dùng vải bó chặt đầu hoặc ép hộp sọ bằng 2 mảnh gỗ. Sau một thời gian, hộp sọ của trẻ em sẽ có hình dáng thuôn dài.Mời độc giả xem video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ. Nguồn: THDT.
Trong số các hiện vật được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Osteology ở bang Oklahoma, Mỹ, một hộp sọ 2.000 tuổi dị thường được giới chuyên gia và công chúng hết sức quan tâm.
Ban đầu, hộp sọ được lưu giữ trong bộ sưu tập tư nhân của bảo tàng Osteology. Tới năm 2020, lần đầu tiên hộp sọ đặc biệt này được trưng bày công khai với công chúng.
Theo các chuyên gia, hộp sọ cổ xưa đó thuộc về một chiến binh người Peru qua đời cách đây khoảng 2.000 năm. Điều đặc biệt trên hộp sọ là có một mảnh kim loại ghép vào chỗ bị vỡ.
Từ đây, các chuyên gia nghiên cứu vì sao chiến binh này lại có hộp sọ đặc biệt như vậy. Thông qua một loạt kiểm tra và phân tích hộp sọ, họ nhận định chiến binh này từng bị chấn thương nặng ở phần đầu trong một trận chiến.
Người đàn ông này có thể bị thương ở đầu do bị kẻ thù dùng súng cao su bắn trúng.
Do bị nứt vỡ hộp sọ nên thầy thuốc thời đó đã tiến hành phẫu thuật. Trong cuộc phẫu thuật nguy hiểm này, thầy thuốc đã dùng mảnh kim loại ghép vào phần hộp sọ bị vỡ nhằm cứu sống bệnh nhân.
Các chuyên gia nhận định chiến binh trên đã sống sót sau ca phẫu thuật hộp sọ phức tạp.
Do đó, hộp sọ của người đàn ông này trở thành bằng chứng quan trọng cho thấy người xưa có khả năng thực hiện các ca phẫu thuật não phức tạp.
Hiện các chuyên gia chưa thể xác định thành phần chính xác của miếng kim loại gắn trên hộp sọ. Họ suy đoán người xưa có thể dùng vàng hoặc bạc cho những ca phẫu thuật kiểu này.
Cách đây 2.000 năm, người Peru có tập tục kéo dài hộp sọ. Khi còn nhỏ tuổi, trẻ em sẽ được gia đình làm biến dạng hộp sọ bằng việc dùng vải bó chặt đầu hoặc ép hộp sọ bằng 2 mảnh gỗ. Sau một thời gian, hộp sọ của trẻ em sẽ có hình dáng thuôn dài.
Mời độc giả xem video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ. Nguồn: THDT.