Các chuyên gia của NASA đang theo dõi chặt chẽ tiểu hành tinh có tên 2023 CL3 dự kiến sẽ sượt qua Trái đất vào ngày 24/5. Tiểu hành tinh này có kích thước lớn hơn gấp 2 lần tương Nữ thần Tự do của Mỹ.Theo ước tính, tiểu hành tinh 2023 CL3 rộng khoảng 200m sẽ bay qua Trái đất ngày 24/5 ở khoảng cách chỉ 7,2 triệu km. Các chuyên gia dự đoán tiểu hành tinh 2023 CL3 sẽ bay qua hành tinh xanh với tốc độ hơn 25.750 km/h.Tiểu hành tinh 2023 CL3 không có khả năng đâm vào Trái đất trong ngày 24/5. Dù vậy, các chuyên gia vẫn xếp tiểu hành tinh này vào nhóm những vật thể gần Trái đất (NEO).NASA giải thích NEO là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các sao chổi và tiểu hành tinh bị đẩy bởi lực hấp dẫn của các hành tinh lân cận vào quỹ đạo cho phép chúng đi vào vùng lân cận của Trái đất.Những tiểu hành tinh hoặc sao chổi này quay quanh Mặt trời ở khoảng cách 195 triệu km và bay qua quỹ đạo Trái đất trong vòng 50 triệu km.Một số NEO được phân loại là vật thể có khả năng gây nguy hiểm nếu ở trong phạm vi 7,4 triệu km quanh quỹ đạo Trái đất và có đường kính lớn hơn 140m.Vậy nên, các chuyên gia, nhà thiên văn phân loại và theo dõi nhiều tiểu hành tinh có nguy cơ gây nguy hiểm cho Trái đất nếu xảy ra va chạm.Do đó, các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm các giải pháp bảo vệ Trái đất khỏi những tiểu hành tinh nguy hiểm.Trước đó, một nhóm nhà khoa học NASA công bố 4 nghiên cứu xác nhận nhiệm vụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) thay đổi thành công hướng đi của một tiểu hành tinh nhỏ sau khi tàu vũ trụ đâm trực tiếp vào nó.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Các chuyên gia của NASA đang theo dõi chặt chẽ tiểu hành tinh có tên 2023 CL3 dự kiến sẽ sượt qua Trái đất vào ngày 24/5. Tiểu hành tinh này có kích thước lớn hơn gấp 2 lần tương Nữ thần Tự do của Mỹ.
Theo ước tính, tiểu hành tinh 2023 CL3 rộng khoảng 200m sẽ bay qua Trái đất ngày 24/5 ở khoảng cách chỉ 7,2 triệu km. Các chuyên gia dự đoán tiểu hành tinh 2023 CL3 sẽ bay qua hành tinh xanh với tốc độ hơn 25.750 km/h.
Tiểu hành tinh 2023 CL3 không có khả năng đâm vào Trái đất trong ngày 24/5. Dù vậy, các chuyên gia vẫn xếp tiểu hành tinh này vào nhóm những vật thể gần Trái đất (NEO).
NASA giải thích NEO là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các sao chổi và tiểu hành tinh bị đẩy bởi lực hấp dẫn của các hành tinh lân cận vào quỹ đạo cho phép chúng đi vào vùng lân cận của Trái đất.
Những tiểu hành tinh hoặc sao chổi này quay quanh Mặt trời ở khoảng cách 195 triệu km và bay qua quỹ đạo Trái đất trong vòng 50 triệu km.
Một số NEO được phân loại là vật thể có khả năng gây nguy hiểm nếu ở trong phạm vi 7,4 triệu km quanh quỹ đạo Trái đất và có đường kính lớn hơn 140m.
Vậy nên, các chuyên gia, nhà thiên văn phân loại và theo dõi nhiều tiểu hành tinh có nguy cơ gây nguy hiểm cho Trái đất nếu xảy ra va chạm.
Do đó, các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm các giải pháp bảo vệ Trái đất khỏi những tiểu hành tinh nguy hiểm.
Trước đó, một nhóm nhà khoa học NASA công bố 4 nghiên cứu xác nhận nhiệm vụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) thay đổi thành công hướng đi của một tiểu hành tinh nhỏ sau khi tàu vũ trụ đâm trực tiếp vào nó.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.