Các nhà khoa học từ Viện Vật lý địa cầu Paris thông báo đã xác định được các dấu hiệu đồng vị mới từ mẫu đá bụi do tàu thăm dò Hayabusa-2 của Nhật Bản thu thập được từ tiểu hành tinh Ryugu. Tiểu hành tinh này cách Trái đất khoảng 300 triệu km.Theo các chuyên gia, những đồng vị mới phát hiện cho thấy thành phần của tiểu hành tinh Ryugu gần với nhóm thiên thạch carbonaceous chondrites giống Ivuna (CI).Đồng thời, vật chất của tiểu hành tinh Ryugu tương tự vật chất từ vùng ngoài của hệ Mặt trời (khu vực từ sao Mộc trở ra), vốn chiếm 5 - 6% khối lượng Trái đất.Phát hiện mới trên đã giúp giới khoa học tiến thêm một bước lớn trong việc làm sáng tỏ lịch sử hình thành Trái đất và các vật thể khác trong hệ Mặt trời.Loại đá không gian CI và tiểu hành tinh Ryugu thuộc về là những tiểu hành tinh và thiên thạch nguyên thủy nhất còn tồn tại, được cho là có thành phần tương ứng với hệ Mặt trời thuở sơ khai nhất.Các nghiên cứu trước đây của giới chuyên gia chưa thể khẳng định được Ryugu là CI bởi nó còn một số vướng mắc liên quan đến một số đồng vị.Việc chứng minh điều trên là một vấn đề khá khó khăn vì hầu hết các thiên thạch khi lao xuống Trái đất (bao gồm các nguyên mẫu của CI) đều có thể bị ô nhiễm ít nhiều trong hành trình đó.Nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia đã chứng minh tỉ lệ 2 đồng vị quan trọng là đồng và kẽm phát hiện trong mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Ryugu khớp hoàn toàn với CI và khác hẳn với các loại đá không gian khác.Theo nhóm nghiên cứu, thành phần đồng vị kẽm ở tiểu hành tinh Ryugu có thể được sử dụng để nghiên cứu sự bồi tụ của các nguyên tố dễ bay hơi vừa phải trên Trái đất, bởi chắc chắn vật liệu cấu thành nó cũng là một phần cơ thể của hành tinh chúng ta.Nghiên cứu này cũng xác định 5% Trái đất được tạo thành bởi chính những thứ hình thành nên tiểu hành tinh Ryugu.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Các nhà khoa học từ Viện Vật lý địa cầu Paris thông báo đã xác định được các dấu hiệu đồng vị mới từ mẫu đá bụi do tàu thăm dò Hayabusa-2 của Nhật Bản thu thập được từ tiểu hành tinh Ryugu. Tiểu hành tinh này cách Trái đất khoảng 300 triệu km.
Theo các chuyên gia, những đồng vị mới phát hiện cho thấy thành phần của tiểu hành tinh Ryugu gần với nhóm thiên thạch carbonaceous chondrites giống Ivuna (CI).
Đồng thời, vật chất của tiểu hành tinh Ryugu tương tự vật chất từ vùng ngoài của hệ Mặt trời (khu vực từ sao Mộc trở ra), vốn chiếm 5 - 6% khối lượng Trái đất.
Phát hiện mới trên đã giúp giới khoa học tiến thêm một bước lớn trong việc làm sáng tỏ lịch sử hình thành Trái đất và các vật thể khác trong hệ Mặt trời.
Loại đá không gian CI và tiểu hành tinh Ryugu thuộc về là những tiểu hành tinh và thiên thạch nguyên thủy nhất còn tồn tại, được cho là có thành phần tương ứng với hệ Mặt trời thuở sơ khai nhất.
Các nghiên cứu trước đây của giới chuyên gia chưa thể khẳng định được Ryugu là CI bởi nó còn một số vướng mắc liên quan đến một số đồng vị.
Việc chứng minh điều trên là một vấn đề khá khó khăn vì hầu hết các thiên thạch khi lao xuống Trái đất (bao gồm các nguyên mẫu của CI) đều có thể bị ô nhiễm ít nhiều trong hành trình đó.
Nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia đã chứng minh tỉ lệ 2 đồng vị quan trọng là đồng và kẽm phát hiện trong mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Ryugu khớp hoàn toàn với CI và khác hẳn với các loại đá không gian khác.
Theo nhóm nghiên cứu, thành phần đồng vị kẽm ở tiểu hành tinh Ryugu có thể được sử dụng để nghiên cứu sự bồi tụ của các nguyên tố dễ bay hơi vừa phải trên Trái đất, bởi chắc chắn vật liệu cấu thành nó cũng là một phần cơ thể của hành tinh chúng ta.
Nghiên cứu này cũng xác định 5% Trái đất được tạo thành bởi chính những thứ hình thành nên tiểu hành tinh Ryugu.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.