Vườn quốc gia Cát Tiên với diện tích 71.187,9ha, nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nơi đây được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar quốc tế và Khu di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây hiện có khoảng 1.730 loài động vật và 1.655 loài thực vật.Những ngày cận Tết, chúng tôi may mắn được theo chân lực lượng bảo vệ rừng cùng các chuyên gia Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) có một chuyến xuyên rừng, tận mắt chứng kiến hệ thống động thực vật sinh động, đa dạng của vườn.Dù đã được giới thiệu trước về cây Tung đại thụ nằm sâu trong rừng già Cát Tiên nhưng đoàn chúng tôi (trừ lực lượng bảo vệ rừng và các chuyên gia) không thể ngăn nổi ngạc nhiên khi đến được nơi cây Tung cổ thụ đang sừng sững vươn cao.Trong Vườn quốc gia Cát Tiên có 2 cây Tung đại thụ. Không nổi tiếng như cây Tung được đặt tên "Thằn lằn sấm" 400 năm tuổi thường được nhiều người "check-in" trên mạng xã hội của vườn, cây Tung chúng tôi đến chiêm ngưỡng - mà theo hướng dẫn viên thì cây khoảng 500 tuổi - nằm gần trục đường mòn xuyên rừng, cách lối vào rừng khoảng 2,5 km. Để vượt qua quãng đường này, phải mất khoảng 30 phút đi bộ đường mòn.Hệ thống rễ bạnh vè của cây nổi, bò loằng ngoằng trên mặt đất dài hàng chục mét, cao đến gần 2 m. Toàn thân cây cao khoảng 40-50 m. "Có một đoàn khoảng gần 30 người vào đây, nắm tay nhau vẫn không đo được hết phần to nhất của gốc cây này" - người hướng dẫn chia sẻ.Theo Vườn quốc gia Cát Tiên, Tung là loại cây lớn nhưng gỗ mềm, vỏ cây nhẵn nhụi, sinh trưởng nhanh, thường mọc rải rác trong các rừng kín thường xanh. Do Tung không có rễ cọc nên phần gốc phát triển bộ rể dạng bạnh vè, to và dài hàng chục mét, cao vài mét tạo thành thế đứng vững chắc cho cây.Tuy cây không thuộc loại quý hiếm, gỗ cây cũng không thật tốt nhưng loại cây này góp phần sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới, giữ đất, ngăn chặn xói mòn nền rừng, cung cấp thức ăn và nơi ở cho nhiều loại động vật rừng quý hiếm. Thân "cụ" Tung 500 tuổi nhẵn nhụi, có màu xanh chủ yếu từ rong rêu và dây leo chằng chịt.Bộ rễ cực lớn nổi trên mặt đất tạo thành nhiều hang hốc kín làm nơi trú ngụ cho vài loài động vật rừng nhỏ.Dấu vết rêu phong trên bộ rễ cây đại thụ có tuổi đời nửa thiên niên kỷ. Ngoài gỗ tung làm vật dụng hàng ngày thì vỏ cây có thể dùng làm chất nhuộm vải của người đồng bào dân tộc thiểu số.Không chỉ mang trên mình hệ thống dây leo chằn chịt, gốc cây còn có rất nhiều loại rong rêu mà chỉ khi vào rừng mới có thể thấy được.Khác với dự kiến ban đầu chỉ dừng lại khoảng 10 phút, nhiều người chúng tôi quanh quẩn ở đây hơn nửa giờ mà không muốn rời vì cảm giác choáng ngợp khi lần đầu tiên trong đời được tận mắt nhìn thấy một thân cây to và kì vĩ như vậy.Không chỉ riêng 2 cây tung, trong Vườn quốc gia Cát Tiên còn vô số loại cây quy hiếm mà bên ngoài khó có thể tìm thấy. Nhiều năm qua, lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt rừng để đến ngày nay vẫn còn hệ sinh thái rừng phong phú như Cát Tiên đến tận ngày nay. Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ấy cũng như những "cụ" Tung như thế không biết liệu có còn nếu để 3 dự án thủy điện Đắk R'lấp 1, Đắk R'lấp 2, Đắk R'lấp 3 triển khai, thọc vào "tim" Vườn quốc gia Cát Tiên?
Vườn quốc gia Cát Tiên với diện tích 71.187,9ha, nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nơi đây được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar quốc tế và Khu di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây hiện có khoảng 1.730 loài động vật và 1.655 loài thực vật.
Những ngày cận Tết, chúng tôi may mắn được theo chân lực lượng bảo vệ rừng cùng các chuyên gia Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) có một chuyến xuyên rừng, tận mắt chứng kiến hệ thống động thực vật sinh động, đa dạng của vườn.
Dù đã được giới thiệu trước về cây Tung đại thụ nằm sâu trong rừng già Cát Tiên nhưng đoàn chúng tôi (trừ lực lượng bảo vệ rừng và các chuyên gia) không thể ngăn nổi ngạc nhiên khi đến được nơi cây Tung cổ thụ đang sừng sững vươn cao.
Trong Vườn quốc gia Cát Tiên có 2 cây Tung đại thụ. Không nổi tiếng như cây Tung được đặt tên "Thằn lằn sấm" 400 năm tuổi thường được nhiều người "check-in" trên mạng xã hội của vườn, cây Tung chúng tôi đến chiêm ngưỡng - mà theo hướng dẫn viên thì cây khoảng 500 tuổi - nằm gần trục đường mòn xuyên rừng, cách lối vào rừng khoảng 2,5 km. Để vượt qua quãng đường này, phải mất khoảng 30 phút đi bộ đường mòn.
Hệ thống rễ bạnh vè của cây nổi, bò loằng ngoằng trên mặt đất dài hàng chục mét, cao đến gần 2 m. Toàn thân cây cao khoảng 40-50 m. "Có một đoàn khoảng gần 30 người vào đây, nắm tay nhau vẫn không đo được hết phần to nhất của gốc cây này" - người hướng dẫn chia sẻ.
Theo Vườn quốc gia Cát Tiên, Tung là loại cây lớn nhưng gỗ mềm, vỏ cây nhẵn nhụi, sinh trưởng nhanh, thường mọc rải rác trong các rừng kín thường xanh. Do Tung không có rễ cọc nên phần gốc phát triển bộ rể dạng bạnh vè, to và dài hàng chục mét, cao vài mét tạo thành thế đứng vững chắc cho cây.
Tuy cây không thuộc loại quý hiếm, gỗ cây cũng không thật tốt nhưng loại cây này góp phần sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới, giữ đất, ngăn chặn xói mòn nền rừng, cung cấp thức ăn và nơi ở cho nhiều loại động vật rừng quý hiếm. Thân "cụ" Tung 500 tuổi nhẵn nhụi, có màu xanh chủ yếu từ rong rêu và dây leo chằng chịt.
Bộ rễ cực lớn nổi trên mặt đất tạo thành nhiều hang hốc kín làm nơi trú ngụ cho vài loài động vật rừng nhỏ.
Dấu vết rêu phong trên bộ rễ cây đại thụ có tuổi đời nửa thiên niên kỷ. Ngoài gỗ tung làm vật dụng hàng ngày thì vỏ cây có thể dùng làm chất nhuộm vải của người đồng bào dân tộc thiểu số.
Không chỉ mang trên mình hệ thống dây leo chằn chịt, gốc cây còn có rất nhiều loại rong rêu mà chỉ khi vào rừng mới có thể thấy được.
Khác với dự kiến ban đầu chỉ dừng lại khoảng 10 phút, nhiều người chúng tôi quanh quẩn ở đây hơn nửa giờ mà không muốn rời vì cảm giác choáng ngợp khi lần đầu tiên trong đời được tận mắt nhìn thấy một thân cây to và kì vĩ như vậy.
Không chỉ riêng 2 cây tung, trong Vườn quốc gia Cát Tiên còn vô số loại cây quy hiếm mà bên ngoài khó có thể tìm thấy. Nhiều năm qua, lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt rừng để đến ngày nay vẫn còn hệ sinh thái rừng phong phú như Cát Tiên đến tận ngày nay. Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ấy cũng như những "cụ" Tung như thế không biết liệu có còn nếu để 3 dự án thủy điện Đắk R'lấp 1, Đắk R'lấp 2, Đắk R'lấp 3 triển khai, thọc vào "tim" Vườn quốc gia Cát Tiên?