Tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ, nhóm chuyên gia đến từ Viện Khoa học địa chất Trung Quốc, Trung tâm Dự báo môi trường biển quốc gia Trung Quốc và Đại học Stanford (Mỹ) cảnh báo Tây Tạng có thể đang bị tách làm đôi bên dưới dãy Himalaya nhô cao, với các mảnh thuộc mảng kiến tạo lục địa bật ra như nắp hộp thiếc.Điều này cho thấy địa chất bên dưới Himalaya - dãy núi cao nhất thế giới có thể phức tạp hơn nhiều so với suy đoán trước đây của giới khoa học.Dãy Himalaya phát triển bởi 2 mảng kiến tạo lục địa gồm: mảng Ấn Độ và mảng Á Âu. Hai mảng này đang va chạm bên dưới dãy Himalaya. Trong trường hợp mảng kiến tạo lục địa và đại dương va chạm, mảng đại dương đặc hơn sẽ trượt xuống bên dưới mảng lục địa nhẹ hơn trong quá trình mang tên hút chìm.Tuy nhiên, nếu 2 mảng kiến tạo lục địa đặc như nhau va chạm, giống trường hợp bên dưới dãy Himalaya thì việc dự đoán mảng nào nằm dưới khá khó khăn. Các nhà khoa học địa chất hiện vẫn chưa biết chính xác điều gì đang xảy ra ở Tây Tạng.Một số nhà nghiên cứu suy đoán, mảng Ấn Độ có thể trượt xuống dưới mảng Á Âu mà không chìm sâu vào lớp phủ. Trong khi đó, một quan điểm khác cho rằng có thể phần sâu hơn của mảng Ấn Độ đang hút chìm trong khi phần phía trên chèn vào Tây Tạng.Nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia chỉ ra 2 giả thuyết trên đều có khả năng xảy ra. Họ tìm thấy bằng chứng mảng Ấn Độ đang hút chìm nhưng nó bị méo và tách rời trong quá trình đó, với nửa trên bị phân lớp và bong ra.Để hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra bên dưới Tây Tạng, nhóm nghiên cứu xem xét sóng động đất truyền qua lớp vỏ ở khu vực hai mảng kiến tạo va chạm. Họ dựng lại hình ảnh từ sóng động đất, hé lộ nứt vỡ ở mảng Ấn Độ.Tại nhiều điểm, phần dưới của mảng Ấn Độ sâu 200 km. Ở những nơi khác, độ sâu chỉ khoảng 100 km. Điều này cho thấy một phần mảng kiến tạo đang bong ra.Thêm nữa, nhóm nghiên cứu còn xác định được những khu vực có nguy cơ động đất gia tăng dọc theo ranh giới mảng kiến tạo dù chưa hiểu rõ hoạt động nứt vỡ và biến dạng sâu bên trong lớp vỏ dẫn tới tích tụ áp lực tại mặt đất như thế nào.Mời độc giả xem video: Vẻ đẹp của thành phố Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Nguồn: VOVTV.
Tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ, nhóm chuyên gia đến từ Viện Khoa học địa chất Trung Quốc, Trung tâm Dự báo môi trường biển quốc gia Trung Quốc và Đại học Stanford (Mỹ) cảnh báo Tây Tạng có thể đang bị tách làm đôi bên dưới dãy Himalaya nhô cao, với các mảnh thuộc mảng kiến tạo lục địa bật ra như nắp hộp thiếc.
Điều này cho thấy địa chất bên dưới Himalaya - dãy núi cao nhất thế giới có thể phức tạp hơn nhiều so với suy đoán trước đây của giới khoa học.
Dãy Himalaya phát triển bởi 2 mảng kiến tạo lục địa gồm: mảng Ấn Độ và mảng Á Âu. Hai mảng này đang va chạm bên dưới dãy Himalaya. Trong trường hợp mảng kiến tạo lục địa và đại dương va chạm, mảng đại dương đặc hơn sẽ trượt xuống bên dưới mảng lục địa nhẹ hơn trong quá trình mang tên hút chìm.
Tuy nhiên, nếu 2 mảng kiến tạo lục địa đặc như nhau va chạm, giống trường hợp bên dưới dãy Himalaya thì việc dự đoán mảng nào nằm dưới khá khó khăn. Các nhà khoa học địa chất hiện vẫn chưa biết chính xác điều gì đang xảy ra ở Tây Tạng.
Một số nhà nghiên cứu suy đoán, mảng Ấn Độ có thể trượt xuống dưới mảng Á Âu mà không chìm sâu vào lớp phủ. Trong khi đó, một quan điểm khác cho rằng có thể phần sâu hơn của mảng Ấn Độ đang hút chìm trong khi phần phía trên chèn vào Tây Tạng.
Nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia chỉ ra 2 giả thuyết trên đều có khả năng xảy ra. Họ tìm thấy bằng chứng mảng Ấn Độ đang hút chìm nhưng nó bị méo và tách rời trong quá trình đó, với nửa trên bị phân lớp và bong ra.
Để hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra bên dưới Tây Tạng, nhóm nghiên cứu xem xét sóng động đất truyền qua lớp vỏ ở khu vực hai mảng kiến tạo va chạm. Họ dựng lại hình ảnh từ sóng động đất, hé lộ nứt vỡ ở mảng Ấn Độ.
Tại nhiều điểm, phần dưới của mảng Ấn Độ sâu 200 km. Ở những nơi khác, độ sâu chỉ khoảng 100 km. Điều này cho thấy một phần mảng kiến tạo đang bong ra.
Thêm nữa, nhóm nghiên cứu còn xác định được những khu vực có nguy cơ động đất gia tăng dọc theo ranh giới mảng kiến tạo dù chưa hiểu rõ hoạt động nứt vỡ và biến dạng sâu bên trong lớp vỏ dẫn tới tích tụ áp lực tại mặt đất như thế nào.
Mời độc giả xem video: Vẻ đẹp của thành phố Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Nguồn: VOVTV.