Sinh sống trong rừng rậm ở khu vực Đông Nam Bộ, trăn cộc (Python brongersmai) là một loài bò sát rất độc đáo và quý hiếm của Việt Nam. Ảnh: Thai National Parks.Các cá thể trưởng thành của loài trăn này có chiều dài cơ thể 0,9-1,8 mét, ngắn hơn nhiều loài trăn khác. Dù vậy, đường kính cơ thể của chúng lại không thua gì các loài trăn khổng lồ. Ảnh: Wikipedia.Thoạt nhìn, loài trăn này có thể khiến nhiều người nghĩ rằng chúng bị "thừa cân". Nhưng đây là một đặc điểm sinh học hoàn toàn tự nhiên. Ảnh: Rupert / Instagram.Bộ da của trăn cộc có màu sắc nâu, vàng và đỏ với các hoa văn loang lổ rất bắt mắt. Do màu sắc này nên tên gọi quốc tế thông dụng của chúng là "trăn máu" (blood python). Ảnh: AZ Reptiles.Trong tự nhiên, trăn cộc sống ở rừng rậm ở các khu vực gần bờ nước, đầm lầy nơi có nhiều thức ăn. Chúng hoạt động lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Ảnh: Tontantravel / Flickr.Khi còn non, thức ăn của trăn cộc là các loài lưỡng cư, thú nhỏ. Khi trưởng thành chúng có thể săn bắt các loài thú lớn. Ảnh: Thai National Parks.Về mặt sinh sản, trăn cộc cái đẻ tới 30 trứng mỗi lứa. Trăn mẹ sẽ quấn quanh trứng và rung cơ thể để tạo ra nhiệt, kích thích sự phát triển của trứng. Trăn non mới nở dài 25-43 cm. Ảnh: Dave Rushen Reptiles.Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã ghi nhận vùng phân bố của trăn cộc ở Vườn quốc gia Lò Gò - Sa Mát (Tây Ninh). Trên thế giới, loài trăn này hiện diện ở bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra và một số đảo khác ở Đông Nam Á. Ảnh: Dave Rushen Reptiles.Do có ngoại hình bắt mắt, trăn cộc trở thành đối tượng săn bắt để phục vụ giới chơi sinh vật cảnh. Những thập niên gần đây chúng đã được nhân nuôi và trở thành vật nuôi phổ biến trên thị trường quốc tế. Ảnh: Reddit.Không chỉ là sinh vật cảnh, trăn cộc còn được săn bắt và chăn nuôi để lấy da và thịt. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống tới 20 năm. Ảnh: MorphMarket Reptile Community.Tại Việt Nam, trăn cộc được nuôi làm cảnh nhiều ở TP HCM. Trong tự nhiên loài này khá hiếm gặp. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng nằm trong diện loài Nguy cấp. Ảnh: Hardin Herpetologica.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Sinh sống trong rừng rậm ở khu vực Đông Nam Bộ, trăn cộc (Python brongersmai) là một loài bò sát rất độc đáo và quý hiếm của Việt Nam. Ảnh: Thai National Parks.
Các cá thể trưởng thành của loài trăn này có chiều dài cơ thể 0,9-1,8 mét, ngắn hơn nhiều loài trăn khác. Dù vậy, đường kính cơ thể của chúng lại không thua gì các loài trăn khổng lồ. Ảnh: Wikipedia.
Thoạt nhìn, loài trăn này có thể khiến nhiều người nghĩ rằng chúng bị "thừa cân". Nhưng đây là một đặc điểm sinh học hoàn toàn tự nhiên. Ảnh: Rupert / Instagram.
Bộ da của trăn cộc có màu sắc nâu, vàng và đỏ với các hoa văn loang lổ rất bắt mắt. Do màu sắc này nên tên gọi quốc tế thông dụng của chúng là "trăn máu" (blood python). Ảnh: AZ Reptiles.
Trong tự nhiên, trăn cộc sống ở rừng rậm ở các khu vực gần bờ nước, đầm lầy nơi có nhiều thức ăn. Chúng hoạt động lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Ảnh: Tontantravel / Flickr.
Khi còn non, thức ăn của trăn cộc là các loài lưỡng cư, thú nhỏ. Khi trưởng thành chúng có thể săn bắt các loài thú lớn. Ảnh: Thai National Parks.
Về mặt sinh sản, trăn cộc cái đẻ tới 30 trứng mỗi lứa. Trăn mẹ sẽ quấn quanh trứng và rung cơ thể để tạo ra nhiệt, kích thích sự phát triển của trứng. Trăn non mới nở dài 25-43 cm. Ảnh: Dave Rushen Reptiles.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã ghi nhận vùng phân bố của trăn cộc ở Vườn quốc gia Lò Gò - Sa Mát (Tây Ninh). Trên thế giới, loài trăn này hiện diện ở bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra và một số đảo khác ở Đông Nam Á. Ảnh: Dave Rushen Reptiles.
Do có ngoại hình bắt mắt, trăn cộc trở thành đối tượng săn bắt để phục vụ giới chơi sinh vật cảnh. Những thập niên gần đây chúng đã được nhân nuôi và trở thành vật nuôi phổ biến trên thị trường quốc tế. Ảnh: Reddit.
Không chỉ là sinh vật cảnh, trăn cộc còn được săn bắt và chăn nuôi để lấy da và thịt. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống tới 20 năm. Ảnh: MorphMarket Reptile Community.
Tại Việt Nam, trăn cộc được nuôi làm cảnh nhiều ở TP HCM. Trong tự nhiên loài này khá hiếm gặp. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng nằm trong diện loài Nguy cấp. Ảnh: Hardin Herpetologica.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.