Cơ quan Vũ trụ Úc và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về Mặt Trăng. Theo các chuyên gia NASA, Mặt Trăng có rất nhiều oxy nhưng không tồn tại dưới dạng khí.Cụ thể, các chuyên gia NASAcho hay oxy trên Mặt Trăng bị mắc kẹt bên trong "regolith" - thuật ngữ dùng để chỉ lớp đá và bụi mịn bao phủ trên bề mặt, hay còn gọi là "đá Mặt Trăng". Theo tính toán, đá Mặt Trăng chứa tới 45% là oxy.Các nhà khoa học ước mỗi mét khối của Mặt Trăng có chứa 1,4 tấn khoáng chất và chứa khoảng 630 kg oxy. Theo các nhà khoa học NASA, con người cần hít thở khoảng 800 gam oxy/ngày để tồn tại. Vì vậy, 630 kg oxy sẽ đủ cho 1 người sống trong khoảng 2 năm.Nhóm chuyên gia NASA giả sử nếu độ sâu trung bình của đá Mặt Trăng là khoảng 10m và con người có thể chiết xuất toàn bộ oxy từ đó thì lượng khoáng chất này có thể hỗ trợ sự sống của 8 tỷ người trong khoảng 100.000 năm tới.Ngoài đá Mặt Trăng, các khoáng chất như silica, nhôm, oxit sắt và magiê cũng có chứa oxy. Tuy nhiên, con người không thể hít thở oxy một cách trực tiếp từ những khoáng chất đó.Mặc dù lượng oxy trên Mặt Trăng khá lớn nhưng các nhà khoa học sẽ mất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc để chiết xuất oxy giúp con người có thể sinh sống tại đây.Để sản xuất oxy trên Mặt trăng thì giải pháp khả thi đầu tiên đó là áp dụng quá trình điện phân thường được sử dụng trong sản xuất. Theo đó, các chuyên gia sẽ dùng một dòng điện chạy qua dạng lỏng của nhôm oxit (hay còn gọi là alumin) nằm trong các điện cực nhằm tách nhôm ra khỏi oxy.Quá trình tách nhôm ra khỏi oxy tốn khá nhiều năng lượng. Để vận hành các thiết bị sẽ cần phải có một hệ thống năng lượng Mặt trời hay các nguồn năng lượng sẵn có trên Mặt Trăng.Thêm nữa, quá trình này đòi hỏi phải có những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng. Để vận chuyển số máy móc đó lên Mặt Trăng sẽ vô cùng tốn kém và đối mặt với nhiều thách thức.Nhằm thực hiện mục tiêu đưa con người sớm lên sinh sống trên Mặt Trăng, tháng 10/2021, NASA và Cơ quan Vũ trụ Australia ký thỏa thuận để gửi một tàu thám hiểm do Australia sản xuất lên Mặt Trăng theo chương trình Artemis. Mục tiêu là thu thập các loại đá Mặt Trăng có thể cung cấp khí oxy để con người hít thở tại đây. Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.
Cơ quan Vũ trụ Úc và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về Mặt Trăng. Theo các chuyên gia NASA, Mặt Trăng có rất nhiều oxy nhưng không tồn tại dưới dạng khí.
Cụ thể, các chuyên gia NASAcho hay oxy trên Mặt Trăng bị mắc kẹt bên trong "regolith" - thuật ngữ dùng để chỉ lớp đá và bụi mịn bao phủ trên bề mặt, hay còn gọi là "đá Mặt Trăng". Theo tính toán, đá Mặt Trăng chứa tới 45% là oxy.
Các nhà khoa học ước mỗi mét khối của Mặt Trăng có chứa 1,4 tấn khoáng chất và chứa khoảng 630 kg oxy. Theo các nhà khoa học NASA, con người cần hít thở khoảng 800 gam oxy/ngày để tồn tại. Vì vậy, 630 kg oxy sẽ đủ cho 1 người sống trong khoảng 2 năm.
Nhóm chuyên gia NASA giả sử nếu độ sâu trung bình của đá Mặt Trăng là khoảng 10m và con người có thể chiết xuất toàn bộ oxy từ đó thì lượng khoáng chất này có thể hỗ trợ sự sống của 8 tỷ người trong khoảng 100.000 năm tới.
Ngoài đá Mặt Trăng, các khoáng chất như silica, nhôm, oxit sắt và magiê cũng có chứa oxy. Tuy nhiên, con người không thể hít thở oxy một cách trực tiếp từ những khoáng chất đó.
Mặc dù lượng oxy trên Mặt Trăng khá lớn nhưng các nhà khoa học sẽ mất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc để chiết xuất oxy giúp con người có thể sinh sống tại đây.
Để sản xuất oxy trên Mặt trăng thì giải pháp khả thi đầu tiên đó là áp dụng quá trình điện phân thường được sử dụng trong sản xuất. Theo đó, các chuyên gia sẽ dùng một dòng điện chạy qua dạng lỏng của nhôm oxit (hay còn gọi là alumin) nằm trong các điện cực nhằm tách nhôm ra khỏi oxy.
Quá trình tách nhôm ra khỏi oxy tốn khá nhiều năng lượng. Để vận hành các thiết bị sẽ cần phải có một hệ thống năng lượng Mặt trời hay các nguồn năng lượng sẵn có trên Mặt Trăng.
Thêm nữa, quá trình này đòi hỏi phải có những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng. Để vận chuyển số máy móc đó lên Mặt Trăng sẽ vô cùng tốn kém và đối mặt với nhiều thách thức.
Nhằm thực hiện mục tiêu đưa con người sớm lên sinh sống trên Mặt Trăng, tháng 10/2021, NASA và Cơ quan Vũ trụ Australia ký thỏa thuận để gửi một tàu thám hiểm do Australia sản xuất lên Mặt Trăng theo chương trình Artemis. Mục tiêu là thu thập các loại đá Mặt Trăng có thể cung cấp khí oxy để con người hít thở tại đây.
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.