Núi Nyangani được người dân địa phương coi là vô cùng thiêng liêng và là nơi sinh sống của các linh hồn tổ tiên họ. Tuy nhiên, đây cũng được cho là nơi cư ngụ của các linh hồn và các loại sinh vật siêu nhiên.Theo những người bản xứ cùng du khách từng đến núi Nyangani, rất nhiều hiện tượng lạ đã xảy ra tại đây như la bàn và các thiết bị điện tử chạy loạn xạ và thường nổ tung, ảnh chụp sẽ không hiển thị chính xác, thời tiết diễn biến kì lạ không sao dự báo trước được.Gió hú như chọc thủng màng tai, lớp sương mù dày đặc hiện ra bất cứ nơi nào xung quanh những người đi bộ như thể đang rình rập họ. Ngoài ra, du khách đột nhiên trở nên mơ hồ hoặc mất phương hướng, thậm chí xảy ra cả với những người quen thuộc với khu vực này.Còn có những sự việc kỳ quặc xảy ra ở núi Nyangani khác như xuất hiện âm thanh, ánh sáng kỳ lạ, cây cối xoắn vào nhau tạo thành khuôn mặt người để nói chuyện hay thì thầm, hoặc những dòng suối đột nhiên chuyển sang màu đỏ...Hai con đập Osborne và Gokwe được xây dựng ở khu vực quanh núi cũng gặp phải những trở ngại. Nhiều vụ tai nạn kỳ quái, thiết bị trục trặc, và thời tiết xấu thường xuyên gây trở ngại cho các công nhân, đã có một số vụ công nhân xây dựng mất tích không để lại dấu vết.Bên cạnh đó, núi Nyangani còn được biết đến với những vụ mất tích đầy bí ẩn như trường hợp của Zayd Dada (31 tuổi), du khách người Zimbabwe gốc Ấn Độ dù sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm nhưng không thu được kết quả.Vào đầu thập niên 1980, một quan chức cao cấp của chính phủ với 2 người bạn đồng hành bỗng nhiên mất tích trong lúc dã ngoại trên núi Nyanga. Họ đã mất tích tổng cộng 4 ngày và mọi cuộc tìm kiếm đều vô hiệu.Sau khi xuất hiện lại, bộ ba này kể rằng họ đã lang thang vô vọng nhưng không cảm thấy mệt mỏi, khát nước hay đói cồn cào trong suốt 4 ngày bị “mất tích”.Họ đã nhìn thấy những người tìm kiếm mình, nhưng không sao ra hiệu được, có cảm giác như mình đang “tàng hình”, không nghe tiếng người kêu gọi, cũng không sao gọi to để được cứu hộ.Sau đó, các tù trưởng bộ lạc thực hiện một nghi lễ cúng tế thì 3 người bị mất tích mới được tìm thấy lại. Và kỳ lạ là, cả 3 nói rằng dù họ mất tích 4 ngày nhưng có cảm giác mọi chuyện như mới xảy ra từ cách đó vài giờ.Theo người dân địa phương, những người mất tích đang bị những linh hồn này canh giữ, và nếu biết tuân thủ “phép lịch sự” của ngọn núi thì họ sẽ được yên ổn. Có rất nhiều giải thích khác liên quan đến địa hình đồi núi hiểm trở cộng với thời tiết khắc nghiệt có thể thay đổi bất ngờ, nhưng vẫn chưa có nguyên nhân nào thuyết phục.Chính phủ Zimbabwe cũng đang xây dựng các tháp vô tuyến trong các khu vực lân cận núi Nyanga, thường xuyên dọn dẹp và đánh dấu vị trí các tuyến đường mòn chính và an toàn, xây dựng những tuyến đường mòn với đầy đủ vỉa hè sau hàng loạt sự việc kỳ quái xảy ra.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Núi Nyangani được người dân địa phương coi là vô cùng thiêng liêng và là nơi sinh sống của các linh hồn tổ tiên họ. Tuy nhiên, đây cũng được cho là nơi cư ngụ của các linh hồn và các loại sinh vật siêu nhiên.
Theo những người bản xứ cùng du khách từng đến núi Nyangani, rất nhiều hiện tượng lạ đã xảy ra tại đây như la bàn và các thiết bị điện tử chạy loạn xạ và thường nổ tung, ảnh chụp sẽ không hiển thị chính xác, thời tiết diễn biến kì lạ không sao dự báo trước được.
Gió hú như chọc thủng màng tai, lớp sương mù dày đặc hiện ra bất cứ nơi nào xung quanh những người đi bộ như thể đang rình rập họ. Ngoài ra, du khách đột nhiên trở nên mơ hồ hoặc mất phương hướng, thậm chí xảy ra cả với những người quen thuộc với khu vực này.
Còn có những sự việc kỳ quặc xảy ra ở núi Nyangani khác như xuất hiện âm thanh, ánh sáng kỳ lạ, cây cối xoắn vào nhau tạo thành khuôn mặt người để nói chuyện hay thì thầm, hoặc những dòng suối đột nhiên chuyển sang màu đỏ...
Hai con đập Osborne và Gokwe được xây dựng ở khu vực quanh núi cũng gặp phải những trở ngại. Nhiều vụ tai nạn kỳ quái, thiết bị trục trặc, và thời tiết xấu thường xuyên gây trở ngại cho các công nhân, đã có một số vụ công nhân xây dựng mất tích không để lại dấu vết.
Bên cạnh đó, núi Nyangani còn được biết đến với những vụ mất tích đầy bí ẩn như trường hợp của Zayd Dada (31 tuổi), du khách người Zimbabwe gốc Ấn Độ dù sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm nhưng không thu được kết quả.
Vào đầu thập niên 1980, một quan chức cao cấp của chính phủ với 2 người bạn đồng hành bỗng nhiên mất tích trong lúc dã ngoại trên núi Nyanga. Họ đã mất tích tổng cộng 4 ngày và mọi cuộc tìm kiếm đều vô hiệu.
Sau khi xuất hiện lại, bộ ba này kể rằng họ đã lang thang vô vọng nhưng không cảm thấy mệt mỏi, khát nước hay đói cồn cào trong suốt 4 ngày bị “mất tích”.
Họ đã nhìn thấy những người tìm kiếm mình, nhưng không sao ra hiệu được, có cảm giác như mình đang “tàng hình”, không nghe tiếng người kêu gọi, cũng không sao gọi to để được cứu hộ.
Sau đó, các tù trưởng bộ lạc thực hiện một nghi lễ cúng tế thì 3 người bị mất tích mới được tìm thấy lại. Và kỳ lạ là, cả 3 nói rằng dù họ mất tích 4 ngày nhưng có cảm giác mọi chuyện như mới xảy ra từ cách đó vài giờ.
Theo người dân địa phương, những người mất tích đang bị những linh hồn này canh giữ, và nếu biết tuân thủ “phép lịch sự” của ngọn núi thì họ sẽ được yên ổn. Có rất nhiều giải thích khác liên quan đến địa hình đồi núi hiểm trở cộng với thời tiết khắc nghiệt có thể thay đổi bất ngờ, nhưng vẫn chưa có nguyên nhân nào thuyết phục.