Vào năm 1881 và 1886, các nhà khảo cổ Ai Cập lần lượt khai quật được xác ướp la hét của một công chúa và một hoàng tử. Hai thành viên hoàng gia Ai Cập này đã qua đời vào hơn 3.000 năm trước. Kết quả nghiên cứu 2 xác ướp này hé lộ số phận bi kịch của họ.Cụ thể, năm 1881, xác ướp công chúa la hét được các chuyên gia tìm thấy trong một ngôi mộ hơn 3.000 tuổi ở Luxor, Ai Cập. Căn cứ vào các phát hiện trong mộ cổ, họ xác định bà được chôn cất theo nghi thức dành cho một công chúa và được xác định tên là Meret Amun.Vào thời điểm phát hiện xác ướp công chúa Meret Amun, các chuyên gia vô cùng kinh ngạc, bàng hoàng khi thi hài nguyên vẹn ở trong tư thế đầu ngửa ra sau, miệng há to như đang thét lên kinh hãi khi đối diện với cái chết.Thông qua một loạt kiểm tra, bao gồm phương pháp chụp cắt lớp, các chuyên gia xác định công chúa Meret Amun tử vong do lên cơn đau tim.Sau khi chết nhiều giờ, công chúa Meret Amun mới được mọi người phát hiện. Do đó, thi hài của bà bị co cứng nên những người ướp xác chỉ có thể bảo quản nguyên vẹn hài cốt của công chúa ở tư thế qua đời.Vậy nên, công chúa Meret Amun không thể sang thế giới bên kia với gương mặt thanh thản, khép miệng hoặc nằm thẳng lưng như với các xác ướp khác.Trong khi đó, xác ướp hoàng tử la hét được các nhà khảo cổ phát hiện tại thung lũng Deir El-Bahri, nằm cách thành phố Cairo của Ai Cập khoảng 483 km về phía nam vào năm 1886.Giống công chúa Meret Amun, hoàng tử la hét qua đời trong tư thế ngửa cổ lên trời, miệng há to. Ngoài ra, xác ướp chỉ bọc bằng da cừu, chân tay bị trói bằng da và thi hài để khô trong muối natron. Thứ muối này cũng được tìm thấy trong miệng của xác ướp. Những dấu hiệu này bị xem là ô uế.Những kiểm tra, phân tích xác ướp sau đó hé lộ người đàn ông này qua đời khi khoảng 18-20 tuổi. Dựa vào kết quả phân tích ADN và đối chiếu với một số xác ướp Ai Cập, các chuyên gai xác định được danh tính của vị hoàng tử này Pentawere.Theo sử liệu, hoàng tử Pentawere là con trai của Pharaoh Ramses III với người vợ thứ 2. Vị hoàng tử này âm mưu giết cha đoạt ngôi nhưng kế hoạch thất bại. Do đó, Pentawere được cho là phải chịu hình phạt treo cổ. Sau khi chết, thi hài vị hoàng tử này được ướp xác không cẩn thận và bọc trong da cừu như một hình phạt khác.Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.
Vào năm 1881 và 1886, các nhà khảo cổ Ai Cập lần lượt khai quật được xác ướp la hét của một công chúa và một hoàng tử. Hai thành viên hoàng gia Ai Cập này đã qua đời vào hơn 3.000 năm trước. Kết quả nghiên cứu 2 xác ướp này hé lộ số phận bi kịch của họ.
Cụ thể, năm 1881, xác ướp công chúa la hét được các chuyên gia tìm thấy trong một ngôi mộ hơn 3.000 tuổi ở Luxor, Ai Cập. Căn cứ vào các phát hiện trong mộ cổ, họ xác định bà được chôn cất theo nghi thức dành cho một công chúa và được xác định tên là Meret Amun.
Vào thời điểm phát hiện xác ướp công chúa Meret Amun, các chuyên gia vô cùng kinh ngạc, bàng hoàng khi thi hài nguyên vẹn ở trong tư thế đầu ngửa ra sau, miệng há to như đang thét lên kinh hãi khi đối diện với cái chết.
Thông qua một loạt kiểm tra, bao gồm phương pháp chụp cắt lớp, các chuyên gia xác định công chúa Meret Amun tử vong do lên cơn đau tim.
Sau khi chết nhiều giờ, công chúa Meret Amun mới được mọi người phát hiện. Do đó, thi hài của bà bị co cứng nên những người ướp xác chỉ có thể bảo quản nguyên vẹn hài cốt của công chúa ở tư thế qua đời.
Vậy nên, công chúa Meret Amun không thể sang thế giới bên kia với gương mặt thanh thản, khép miệng hoặc nằm thẳng lưng như với các xác ướp khác.
Trong khi đó, xác ướp hoàng tử la hét được các nhà khảo cổ phát hiện tại thung lũng Deir El-Bahri, nằm cách thành phố Cairo của Ai Cập khoảng 483 km về phía nam vào năm 1886.
Giống công chúa Meret Amun, hoàng tử la hét qua đời trong tư thế ngửa cổ lên trời, miệng há to. Ngoài ra, xác ướp chỉ bọc bằng da cừu, chân tay bị trói bằng da và thi hài để khô trong muối natron. Thứ muối này cũng được tìm thấy trong miệng của xác ướp. Những dấu hiệu này bị xem là ô uế.
Những kiểm tra, phân tích xác ướp sau đó hé lộ người đàn ông này qua đời khi khoảng 18-20 tuổi. Dựa vào kết quả phân tích ADN và đối chiếu với một số xác ướp Ai Cập, các chuyên gai xác định được danh tính của vị hoàng tử này Pentawere.
Theo sử liệu, hoàng tử Pentawere là con trai của Pharaoh Ramses III với người vợ thứ 2. Vị hoàng tử này âm mưu giết cha đoạt ngôi nhưng kế hoạch thất bại. Do đó, Pentawere được cho là phải chịu hình phạt treo cổ. Sau khi chết, thi hài vị hoàng tử này được ướp xác không cẩn thận và bọc trong da cừu như một hình phạt khác.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.