Dâu tằm (Morus nigra) là loài cây gỗ rụng lá bản địa của khu vực Trung Đông. Loài cây này được trồng nhiều để làm cây ăn quả. Quả dâu tằm mọng đỏ, hương vị hấp dẫn.Mít (Artocarpus heterophyllus) là loài cây có nguồn gốc từ các vùng đất thấp ở Đông Nam Á, được trồng để lấy gỗ và quả. Quả mít khi chín có thể nặng tới 30 kg, phần thịt được chia thành các múi có mùi thơm quyến rũ.Dâu tây (Fragaria vesca) vốn là loài cây dại lưu niên sinh trưởng trong các cánh rừng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các giống dâu tây nhân tạo cho quả lớn hơn rất nhiều so với dâu tây hoang.Anh đào hay cherry (Prunus avium) có tổ tiên hoang dã mọc trong các khu rừng ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Quả anh đào mọng đó, có hạt cứng trên trong. Loại quả anh đào phổ biến trên thị trường đến từ các giống anh đào chuyên cho quả.Mâm xôi (Rubus fruticosus) là loài cây bò lan thường gặp trên các bờ giậu ở châu Âu, cho quả mọng ăn được vào mùa thu. Chúng có nhiều phân loài có quan hệ rất gần với nhau.Xoài (Mangifera indica) là loài cây gỗ bản địa châu Á. Chúng được trồng rất rộng rãi ở các vùng nhiệt đới để lấy quả có vị ngọt và thơm, rất giàu vitamin A.Sầu riêng (Durio zibethinus) có nguồn gốc từ rừng mưa Đông Nam Á. Quả đầy gai của loài cây này có mùi rất mạnh, khi chín và rụng sẽ thu hút các động vật đến ăn quả và phát tán hạt. Mùi sầu riêng gây ra vô số tranh cãi bởi người thì thích, người thì ghê sợ.Vài (Litchi chinensis) là loài cây bản địa đông Nam Á, được trồng nhiều để lấy quả. Quả vải có thịt ngọt lịm hấp dẫn, được bọc trong lớp vỏ thô ráp.Kiwi (Actinidia chinensis) là loài cây leo thân gỗ nguồn gốc Đông Á, sau này mới được đưa vào New Zealand và trở thành một biểu tượng của đất nước này. Quả kiwi có thịt xanh và nhiều hạt đen nhỏ, vị ngọt mát.Việt quất (Vaccinium vitis-idaea) là loài cây bản địa của các vùng Bắc Âu, châu Á ôn đới và Bắc Mỹ. Quả việt quất mọng đỏ, chín vào mùa thu, là loại quả được nhiều người ưa chuộng.Cà chua (Solanum lypopersicum) được cho là có nguồn gốc từ một loài cây dại có quả nhỏ màu vàng ở Peru và Ecuador. Ngày nay có nhiều giống cà chua khác nhau được trồng để lẩy quả mọng, hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng.Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.
Dâu tằm (Morus nigra) là loài cây gỗ rụng lá bản địa của khu vực Trung Đông. Loài cây này được trồng nhiều để làm cây ăn quả. Quả dâu tằm mọng đỏ, hương vị hấp dẫn.
Mít (Artocarpus heterophyllus) là loài cây có nguồn gốc từ các vùng đất thấp ở Đông Nam Á, được trồng để lấy gỗ và quả. Quả mít khi chín có thể nặng tới 30 kg, phần thịt được chia thành các múi có mùi thơm quyến rũ.
Dâu tây (Fragaria vesca) vốn là loài cây dại lưu niên sinh trưởng trong các cánh rừng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các giống dâu tây nhân tạo cho quả lớn hơn rất nhiều so với dâu tây hoang.
Anh đào hay cherry (Prunus avium) có tổ tiên hoang dã mọc trong các khu rừng ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Quả anh đào mọng đó, có hạt cứng trên trong. Loại quả anh đào phổ biến trên thị trường đến từ các giống anh đào chuyên cho quả.
Mâm xôi (Rubus fruticosus) là loài cây bò lan thường gặp trên các bờ giậu ở châu Âu, cho quả mọng ăn được vào mùa thu. Chúng có nhiều phân loài có quan hệ rất gần với nhau.
Xoài (Mangifera indica) là loài cây gỗ bản địa châu Á. Chúng được trồng rất rộng rãi ở các vùng nhiệt đới để lấy quả có vị ngọt và thơm, rất giàu vitamin A.
Sầu riêng (Durio zibethinus) có nguồn gốc từ rừng mưa Đông Nam Á. Quả đầy gai của loài cây này có mùi rất mạnh, khi chín và rụng sẽ thu hút các động vật đến ăn quả và phát tán hạt. Mùi sầu riêng gây ra vô số tranh cãi bởi người thì thích, người thì ghê sợ.
Vài (Litchi chinensis) là loài cây bản địa đông Nam Á, được trồng nhiều để lấy quả. Quả vải có thịt ngọt lịm hấp dẫn, được bọc trong lớp vỏ thô ráp.
Kiwi (Actinidia chinensis) là loài cây leo thân gỗ nguồn gốc Đông Á, sau này mới được đưa vào New Zealand và trở thành một biểu tượng của đất nước này. Quả kiwi có thịt xanh và nhiều hạt đen nhỏ, vị ngọt mát.
Việt quất (Vaccinium vitis-idaea) là loài cây bản địa của các vùng Bắc Âu, châu Á ôn đới và Bắc Mỹ. Quả việt quất mọng đỏ, chín vào mùa thu, là loại quả được nhiều người ưa chuộng.
Cà chua (Solanum lypopersicum) được cho là có nguồn gốc từ một loài cây dại có quả nhỏ màu vàng ở Peru và Ecuador. Ngày nay có nhiều giống cà chua khác nhau được trồng để lẩy quả mọng, hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng.
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.