Trong rừng quốc gia Fishlake ở Utah, Mỹ, có một rừng cây dương lá rung với tên gọi Pando. Thoạt nhìn, nhiều người có thể nhầm tưởng đó là một cánh rừng bình thường.Tuy nhiên trên thực tế, cả rừng chỉ có một cây cổ thụ duy nhất, nối liền với nhau bằng hệ thống rễ khổng lồ hơn 40.000 gốc.Pando là một trong những sinh vật cổ và lớn nhất thế giới. Toàn bộ khu rừng rộng hơn 43 ha đều là những cây con mọc ra từ một cây mẹ duy nhất. Tất cả thân cây trong rừng đều nối liền với nhau bằng bộ rễ cây dày đặc trong lòng đất.Nhìn từ trên cao, khu rừng như được bao phủ bởi hơn 40.000 cây lớn nhỏ. Được biết, mỗi cây dương lá rung đều là bản sao giống nhau, có thể tồn tại khoảng 100 – 150 năm. Rễ của chúng tiếp tục tái tạo cây đã chết thành cây mới ở vị trí khác gần đó.Các nhà khoa học ước tính Pando đã 14.000 năm tuổi và có thể sẽ sống thêm được gần 1 triệu năm nữa. Tuy nhiên, quan sát trong những năm gần đây cho thấy cái cây này đang chết dần, và con người chúng ta sẽ phải chịu một phần trách nhiệm cho điều đó.Sau khi nghiên cứu những cây Pando, một nhóm do Paul Rogers, phó giáo sư tại Đại học bang Utah, dẫn đầu đã phát hiện ra rằng 80% số lượng cây dương đã và đang gặp nguy hiểm. Thủ phạm vẫn là những ảnh hưởng từ sự phát triển và mở rộng khu vực hoạt động của con người.Các nhà nghiên cứu đã đo sức khỏe từng bộ phận của Pando bằng cách tính toán số lượng cây sống và chết, số cành và thân cây mới được sinh ra cũng như phân của động vật trong khu vực.Kết quả cho thấy những con nai có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của khu rừng. Chúng thường có thói quen ăn những chồi non và những cây dương non mới mọc và khiến cho khu rừng ngày càng trở nên già cỗi vì cây non không thể sinh trưởng và phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc những cây dương cũ sẽ dần chết đi và không thể sinh thêm cây non nào nữa.Tại sao điều này tới giờ mới xảy ra? Câu trả lời vẫn là do ảnh hưởng đến từ con người. Đầu thế kỷ 20, con người đã giết chết số lượng lớn những loài thiên địch của nai như sói và gấu xám ở khu vực này và biến nơi đây thành khu vực cắm trại và biến đây thành thiên đường của các loài hươu nai.Bản thân nhiều cá thể dương già của Pando cũng đang bị ảnh hưởng bởi ít nhất 3 loại bệnh: bệnh thối nhũn vỏ cây, đốm lá và bệnh nấm. Sự thiếu đa dạng di truyền ảnh hưởng một phần đến khả năng tồn tại của nó.Có những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu vẫn đe dọa đến kích thước và tuổi thọ từng nhánh cây trong Pando. Chẳng hạn như thời tiết ấm hơn vào đầu năm đã khiến các nhánh cây khó hình thành lá mới. Một hồ lớn cung cấp nước cho Pando cũng đang cạn kiệt dần.Tuy nhiên, bất chấp tất cả những mối đe dọa, từ dịch bệnh, cháy rừng, sự bùng nổ của thú ăn cỏ và sự xuất hiện của con người, có một sự thật là Pando đã sống qua hàng chục ngàn năm, nó đã và vẫn đang là sinh vật lớn nhất trên Trái Đất.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Trong rừng quốc gia Fishlake ở Utah, Mỹ, có một rừng cây dương lá rung với tên gọi Pando. Thoạt nhìn, nhiều người có thể nhầm tưởng đó là một cánh rừng bình thường.
Tuy nhiên trên thực tế, cả rừng chỉ có một cây cổ thụ duy nhất, nối liền với nhau bằng hệ thống rễ khổng lồ hơn 40.000 gốc.
Pando là một trong những sinh vật cổ và lớn nhất thế giới. Toàn bộ khu rừng rộng hơn 43 ha đều là những cây con mọc ra từ một cây mẹ duy nhất. Tất cả thân cây trong rừng đều nối liền với nhau bằng bộ rễ cây dày đặc trong lòng đất.
Nhìn từ trên cao, khu rừng như được bao phủ bởi hơn 40.000 cây lớn nhỏ. Được biết, mỗi cây dương lá rung đều là bản sao giống nhau, có thể tồn tại khoảng 100 – 150 năm. Rễ của chúng tiếp tục tái tạo cây đã chết thành cây mới ở vị trí khác gần đó.
Các nhà khoa học ước tính Pando đã 14.000 năm tuổi và có thể sẽ sống thêm được gần 1 triệu năm nữa. Tuy nhiên, quan sát trong những năm gần đây cho thấy cái cây này đang chết dần, và con người chúng ta sẽ phải chịu một phần trách nhiệm cho điều đó.
Sau khi nghiên cứu những cây Pando, một nhóm do Paul Rogers, phó giáo sư tại Đại học bang Utah, dẫn đầu đã phát hiện ra rằng 80% số lượng cây dương đã và đang gặp nguy hiểm. Thủ phạm vẫn là những ảnh hưởng từ sự phát triển và mở rộng khu vực hoạt động của con người.
Các nhà nghiên cứu đã đo sức khỏe từng bộ phận của Pando bằng cách tính toán số lượng cây sống và chết, số cành và thân cây mới được sinh ra cũng như phân của động vật trong khu vực.
Kết quả cho thấy những con nai có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của khu rừng. Chúng thường có thói quen ăn những chồi non và những cây dương non mới mọc và khiến cho khu rừng ngày càng trở nên già cỗi vì cây non không thể sinh trưởng và phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc những cây dương cũ sẽ dần chết đi và không thể sinh thêm cây non nào nữa.
Tại sao điều này tới giờ mới xảy ra? Câu trả lời vẫn là do ảnh hưởng đến từ con người. Đầu thế kỷ 20, con người đã giết chết số lượng lớn những loài thiên địch của nai như sói và gấu xám ở khu vực này và biến nơi đây thành khu vực cắm trại và biến đây thành thiên đường của các loài hươu nai.
Bản thân nhiều cá thể dương già của Pando cũng đang bị ảnh hưởng bởi ít nhất 3 loại bệnh: bệnh thối nhũn vỏ cây, đốm lá và bệnh nấm. Sự thiếu đa dạng di truyền ảnh hưởng một phần đến khả năng tồn tại của nó.
Có những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu vẫn đe dọa đến kích thước và tuổi thọ từng nhánh cây trong Pando. Chẳng hạn như thời tiết ấm hơn vào đầu năm đã khiến các nhánh cây khó hình thành lá mới. Một hồ lớn cung cấp nước cho Pando cũng đang cạn kiệt dần.