Vào đêm nay và rạng sáng 20/8, bầu trời Việt Nam sẽ chứng kiến một hiện tượng thiên văn hiếm gặp: siêu trăng xanh. Đây là lần đầu tiên trong năm 2024 hiện tượng này xuất hiện, hứa hẹn mang đến một cảnh tượng ngoạn mục cho những người yêu thích thiên văn học. (Ảnh: People)Siêu trăng xanh là sự kết hợp giữa hai hiện tượng: siêu trăng và trăng xanh. Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng ở điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó, khiến nó trông lớn hơn và sáng hơn bình thường. (Ảnh: CNN)Mặc dù tên gọi Trăng xanh nhưng điều này không liên quan đến màu sắc của Mặt Trăng mà chỉ sự xuất hiện của lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng hoặc lần trăng tròn thứ ba trong bốn lần trăng tròn của một mùa thiên văn. (Ảnh: The Indian Express)Một điểm thú vị là “trăng xanh” có thể xuất hiện với màu cam hoặc đỏ. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân chính. (Ảnh: Los Angeles Times)Thứ nhất, vào mùa hè, Mặt trăng thường mọc thấp trên bầu trời, khiến ánh sáng của nó phải đi qua một lớp khí quyển dày hơn, dẫn đến hiện tượng tán xạ ánh sáng và làm cho Mặt Trăng có màu cam. Thứ hai, ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói bụi từ các vụ cháy rừng, cũng có thể làm tăng sắc độ cam của Mặt Trăng. (Ảnh: WFAA)Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để quan sát siêu trăng xanh là vào lúc hoàng hôn ngày 19/8. Đây là lúc hiện tượng “ảo ảnh Mặt Trăng” xảy ra, khiến Mặt Trăng trông lớn hơn và có màu cam đậm nhất. (Ảnh: The News International)Nếu bỏ lỡ cơ hội này, bạn vẫn có thể ngắm các siêu trăng khác vào các tháng 9, 10 và 11 sắp tới, trong đó trăng tròn tháng 10 sẽ ở gần Trái Đất nhất và là siêu trăng lớn nhất. (Ảnh: KHOU)Siêu trăng xanh không chỉ là một hiện tượng thiên văn đẹp mắt mà còn là cơ hội để chúng ta hiểu thêm về vũ trụ. Hãy chuẩn bị kính thiên văn và máy ảnh để không bỏ lỡ khoảnh khắc kỳ diệu này. (Ảnh: Evrim Ağacı)Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Vào đêm nay và rạng sáng 20/8, bầu trời Việt Nam sẽ chứng kiến một hiện tượng thiên văn hiếm gặp: siêu trăng xanh. Đây là lần đầu tiên trong năm 2024 hiện tượng này xuất hiện, hứa hẹn mang đến một cảnh tượng ngoạn mục cho những người yêu thích thiên văn học. (Ảnh: People)
Siêu trăng xanh là sự kết hợp giữa hai hiện tượng: siêu trăng và trăng xanh. Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng ở điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó, khiến nó trông lớn hơn và sáng hơn bình thường. (Ảnh: CNN)
Mặc dù tên gọi Trăng xanh nhưng điều này không liên quan đến màu sắc của Mặt Trăng mà chỉ sự xuất hiện của lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng hoặc lần trăng tròn thứ ba trong bốn lần trăng tròn của một mùa thiên văn. (Ảnh: The Indian Express)
Một điểm thú vị là “trăng xanh” có thể xuất hiện với màu cam hoặc đỏ. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân chính. (Ảnh: Los Angeles Times)
Thứ nhất, vào mùa hè, Mặt trăng thường mọc thấp trên bầu trời, khiến ánh sáng của nó phải đi qua một lớp khí quyển dày hơn, dẫn đến hiện tượng tán xạ ánh sáng và làm cho Mặt Trăng có màu cam. Thứ hai, ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói bụi từ các vụ cháy rừng, cũng có thể làm tăng sắc độ cam của Mặt Trăng. (Ảnh: WFAA)
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để quan sát siêu trăng xanh là vào lúc hoàng hôn ngày 19/8. Đây là lúc hiện tượng “ảo ảnh Mặt Trăng” xảy ra, khiến Mặt Trăng trông lớn hơn và có màu cam đậm nhất. (Ảnh: The News International)
Nếu bỏ lỡ cơ hội này, bạn vẫn có thể ngắm các siêu trăng khác vào các tháng 9, 10 và 11 sắp tới, trong đó trăng tròn tháng 10 sẽ ở gần Trái Đất nhất và là siêu trăng lớn nhất. (Ảnh: KHOU)
Siêu trăng xanh không chỉ là một hiện tượng thiên văn đẹp mắt mà còn là cơ hội để chúng ta hiểu thêm về vũ trụ. Hãy chuẩn bị kính thiên văn và máy ảnh để không bỏ lỡ khoảnh khắc kỳ diệu này. (Ảnh: Evrim Ağacı)
Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.