Nhiều người có chút nghi ngờ, Giang Nam thuộc khu vực có lượng mưa lớn hàng năm tại sao lại hình thành nên sa mạc? Thực tế đây là sa mạc nhân tạo. Sa mạc Giang Nam là dấu ấn lịch sử của công cuộc hiện đại hoá đất nước.Năm 1958, một doanh nghiệp đã khai thác mỏ quặng chì - kẽm ở khu vực này. Đây là dự án có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 4.000 công nhân. Gần 100 tấn quặng đuôi sau tuyển rửa không gây ô nhiễm môi trường đã được vận chuyển đến ngọn đồi gần đó bằng đường ống.Sự lắng đọng của quặng đuôi trong 50 năm qua giúp hình thành một sa mạc nhân tạo có diện tích lên đến gần 300.000m2 với độ sâu 50m.Cát ở sa mạc Giang Nam vô cùng mịn. Vì biển cát này được hình thành từ quặng đuôi, dưới ánh sáng mặt trời, sa mạc trở nên lấp lánh. Chính vì thế nơi đây còn có tên gọi khác là Bãi Bạc.Quặng đuôi, còn được gọi là đuôi quặng, quặng cuối, là vật liệu được thải ra trong quá trình tuyển khoáng. Trong quặng đuôi vẫn còn hàm lượng khoáng sản có ích, vì quá trình chế biến khoáng sản không bao giờ đạt hiệu suất 100%.Quặng đuôi khác với quặng nghèo, đó là phần quặng trong mỏ có hàm lượng quặng thấp, không có giá trị về kinh tế và bị thải bỏ trong quá trình khai thác khoáng sản. Quặng đuôi cũng khác với đất đá thải hoặc vật liệu phủ trên mỏ quặng, bị di dời trong quá trình khai thác khoáng sản mà không được xử lý.Việc khai thác khoáng sản được thực hiện theo hai cách: khai thác mỏ sa khoáng, trong đó sử dụng nước và trọng lực để tuyển các khoáng sản quý, hoặc khai thác mỏ quặng trong đá gốc, trong đó quặng được khai thác lên, nghiền thành hạt mịn và có thể dùng đến hóa chất để tách phần khoáng sản có ích trong quặng ra.Việc tách phần có ích ra cũng đồng thời sinh ra phần chất thải không có giá trị kinh tế và phải trải qua quy trình xử lý để thải ra môi trường đó chính là quặng đuôi. Quặng đuôi thường là hạt mịn, kích thước hạt khoảng một vài micromet, có dạng bùn (một hỗn hợp khoáng vật mịn và nước).Để đảm bảo hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện các bước đầy đủ nhằm đảm bảo khu vực chứa quặng đuôi an toàn với môi trường sau khi mỏ đóng cửa, chủ mỏ phải đóng một khoản tiền để đảm bảo cam kết về môi trường, sau khi đóng cửa mỏ nếu các thông số về môi trường vẫn được đảm bảo theo tiêu chuẩn thì cơ sở khai thác mỏ sẽ được hoàn trả lại số tiền này.Nếu cơ sở khai thác không thực hiện như trong cam kết, số tiền này sẽ được dùng để thuê đơn vị khác đứng ra xử lý môi trường. Ví dụ, tỉnh Quebec, Canada vừa đòi hỏi chủ mỏ phải nộp kết hoạch đóng cửa mỏ, vừa quản lý theo phương pháp này để đảm bảo tài chính 100% chi phí phục hồi ước tính.Khi áp dụng cho khai thác than hoặc cát dầu, thuật ngữ "quặng đuôi" đề cập cụ thể đến chất thải lơ lửng trong nước.Nắm bắt được thông tin về sa mạc Giang Nam, Nhật Bản từng đề nghị Trung Quốc đổi một kg gạo lấy một kg cát ở sa mạc đắt nhất này tuy nhiên không được đồng ý. Bởi họ hiểu mỗi hạt hạt cát ở đây đều là công sức của những người công nhân khai thác quặng.>>>Xem them video: Trào lưu phủ xanh sa mạc (Nguồn: VTV24).
Nhiều người có chút nghi ngờ, Giang Nam thuộc khu vực có lượng mưa lớn hàng năm tại sao lại hình thành nên sa mạc? Thực tế đây là sa mạc nhân tạo. Sa mạc Giang Nam là dấu ấn lịch sử của công cuộc hiện đại hoá đất nước.
Năm 1958, một doanh nghiệp đã khai thác mỏ quặng chì - kẽm ở khu vực này. Đây là dự án có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 4.000 công nhân. Gần 100 tấn quặng đuôi sau tuyển rửa không gây ô nhiễm môi trường đã được vận chuyển đến ngọn đồi gần đó bằng đường ống.
Sự lắng đọng của quặng đuôi trong 50 năm qua giúp hình thành một sa mạc nhân tạo có diện tích lên đến gần 300.000m2 với độ sâu 50m.
Cát ở sa mạc Giang Nam vô cùng mịn. Vì biển cát này được hình thành từ quặng đuôi, dưới ánh sáng mặt trời, sa mạc trở nên lấp lánh. Chính vì thế nơi đây còn có tên gọi khác là Bãi Bạc.
Quặng đuôi, còn được gọi là đuôi quặng, quặng cuối, là vật liệu được thải ra trong quá trình tuyển khoáng. Trong quặng đuôi vẫn còn hàm lượng khoáng sản có ích, vì quá trình chế biến khoáng sản không bao giờ đạt hiệu suất 100%.
Quặng đuôi khác với quặng nghèo, đó là phần quặng trong mỏ có hàm lượng quặng thấp, không có giá trị về kinh tế và bị thải bỏ trong quá trình khai thác khoáng sản. Quặng đuôi cũng khác với đất đá thải hoặc vật liệu phủ trên mỏ quặng, bị di dời trong quá trình khai thác khoáng sản mà không được xử lý.
Việc khai thác khoáng sản được thực hiện theo hai cách: khai thác mỏ sa khoáng, trong đó sử dụng nước và trọng lực để tuyển các khoáng sản quý, hoặc khai thác mỏ quặng trong đá gốc, trong đó quặng được khai thác lên, nghiền thành hạt mịn và có thể dùng đến hóa chất để tách phần khoáng sản có ích trong quặng ra.
Việc tách phần có ích ra cũng đồng thời sinh ra phần chất thải không có giá trị kinh tế và phải trải qua quy trình xử lý để thải ra môi trường đó chính là quặng đuôi. Quặng đuôi thường là hạt mịn, kích thước hạt khoảng một vài micromet, có dạng bùn (một hỗn hợp khoáng vật mịn và nước).
Để đảm bảo hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện các bước đầy đủ nhằm đảm bảo khu vực chứa quặng đuôi an toàn với môi trường sau khi mỏ đóng cửa, chủ mỏ phải đóng một khoản tiền để đảm bảo cam kết về môi trường, sau khi đóng cửa mỏ nếu các thông số về môi trường vẫn được đảm bảo theo tiêu chuẩn thì cơ sở khai thác mỏ sẽ được hoàn trả lại số tiền này.
Nếu cơ sở khai thác không thực hiện như trong cam kết, số tiền này sẽ được dùng để thuê đơn vị khác đứng ra xử lý môi trường. Ví dụ, tỉnh Quebec, Canada vừa đòi hỏi chủ mỏ phải nộp kết hoạch đóng cửa mỏ, vừa quản lý theo phương pháp này để đảm bảo tài chính 100% chi phí phục hồi ước tính.
Khi áp dụng cho khai thác than hoặc cát dầu, thuật ngữ "quặng đuôi" đề cập cụ thể đến chất thải lơ lửng trong nước.
Nắm bắt được thông tin về sa mạc Giang Nam, Nhật Bản từng đề nghị Trung Quốc đổi một kg gạo lấy một kg cát ở sa mạc đắt nhất này tuy nhiên không được đồng ý. Bởi họ hiểu mỗi hạt hạt cát ở đây đều là công sức của những người công nhân khai thác quặng.
>>>Xem them video: Trào lưu phủ xanh sa mạc (Nguồn: VTV24).