Đối với người Toraja, sự kiện quan trọng nhất là cái chết, được coi là bước vào thiên đường và thế giới mới tốt đẹp hơn.Người Toraja bảo quản thi hài người chết trong nhà suốt nhiều tháng cho đến khi đủ tiền tổ chức tang lễ.Thi hài được bảo quản bằng formalin để tránh thối rữa và được đối xử như người sống, bao gồm cả việc cho ăn và trò chuyện.Lễ tang kéo dài 12 ngày, gia đình phải hiến tế hàng chục con trâu và lợn, chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD.Diễn ra vào tháng 8, nghi lễ Ma'nene - chăm sóc tổ tiên - là dịp người chết được đưa ra khỏi mộ để vệ sinh, mặc quần áo mới và đưa về làng thăm nhà cũ. Gia đình và bạn bè tụ tập, tận hưởng bữa tiệc để đánh dấu sự kiện này.Người Toraja tin rằng chăm sóc tốt thi thể sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc. Thi thể được bảo quản và chăm sóc kỹ lưỡng, thậm chí được đặt trong ngôi nhà truyền thống tongkonan.Ngày nay, người dân còn chụp ảnh, thậm chí selfie với thi thể người thân đã mất. Sau nghi lễ, thi thể trở lại quan tài và được tặng những món quà mới như đồng hồ, kính, trang sức.Ngôi làng Toraja thể hiện lòng thành kính và tình yêu thương đặc biệt dành cho người đã khuất, biến những phong tục tưởng chừng rùng rợn thành những nghi thức đầy ý nghĩa và nhân văn.Mời quý độc giả xem thêm video: Cuộc đời bi thảm của thanh niên “xác sống” duy nhất trên thế giới.
Đối với người Toraja, sự kiện quan trọng nhất là cái chết, được coi là bước vào thiên đường và thế giới mới tốt đẹp hơn.
Người Toraja bảo quản thi hài người chết trong nhà suốt nhiều tháng cho đến khi đủ tiền tổ chức tang lễ.
Thi hài được bảo quản bằng formalin để tránh thối rữa và được đối xử như người sống, bao gồm cả việc cho ăn và trò chuyện.
Lễ tang kéo dài 12 ngày, gia đình phải hiến tế hàng chục con trâu và lợn, chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD.
Diễn ra vào tháng 8, nghi lễ Ma'nene - chăm sóc tổ tiên - là dịp người chết được đưa ra khỏi mộ để vệ sinh, mặc quần áo mới và đưa về làng thăm nhà cũ. Gia đình và bạn bè tụ tập, tận hưởng bữa tiệc để đánh dấu sự kiện này.
Người Toraja tin rằng chăm sóc tốt thi thể sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc. Thi thể được bảo quản và chăm sóc kỹ lưỡng, thậm chí được đặt trong ngôi nhà truyền thống tongkonan.
Ngày nay, người dân còn chụp ảnh, thậm chí selfie với thi thể người thân đã mất. Sau nghi lễ, thi thể trở lại quan tài và được tặng những món quà mới như đồng hồ, kính, trang sức.
Ngôi làng Toraja thể hiện lòng thành kính và tình yêu thương đặc biệt dành cho người đã khuất, biến những phong tục tưởng chừng rùng rợn thành những nghi thức đầy ý nghĩa và nhân văn.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cuộc đời bi thảm của thanh niên “xác sống” duy nhất trên thế giới.