Nghiên cứu mới từ Đài quan sát núi lửa Alaska đã phát hiện ra magma bên dưới Edgecumbe đang sau ngủ đang cố di chuyển lên trên, xuyên qua lớp vỏ Trái Đất.Theo mô hình máy tính dựa trên dữ liệu vệ tinh, magma bên dưới ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động này bất ngờ tăng từ độ sâu 12 dặm lên khoảng 6 dặm, gây biến dạng bề mặt và động đất đáng kể."Đó là tốc độ biến dạng núi lửa nhanh nhất mà chúng tôi ghi nhận được ở Alaska" - tác giả chính Ronni Grapenthin, phó giáo sư trắc địa từ Trường Đại học Alaska Fairbanks cho biết.Theo ông, mặc dù núi lửa biến dạng không phải là hiếm, nhưng hoạt động ở Edgecumbe đã ngủ yên từ lâu là bất thường vì việc tái kích hoạt các hệ thống núi lửa không hoạt động hiếm khi được quan sát thấy. Tuy nhiên phó giáo sư Grapenthin cũng trấn an rằng không có vụ phun trào nào sắp xảy ra, theo các tính toán.Trước đó, mối hoài nghi được đặt ra khi một loạt cơn địa chấn được phát hiện quanh khu vực từ ngày 11/4. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu phân tích biến dạng mặt đất qua dữ liệu radar trong 7 năm rưỡi qua và phát hiện những điều lạ thường.Các cơn địa chấn thực ra đã bắt đầu âm thầm từ năm 2020, song song với sự biến dạng rõ rệt của bề mặt, nơi ẩn giấu bên dưới khối magma cuồng nộ. Biến dạng hướng lên bắt đầu một cách đột ngột từ tháng 8-2018 và tiếp tục với tốc độ 3,4 inch (8,6 cm) mỗi năm.Sự biến dạng này chính là do áp lực của khối magma đang trồi lên bề mặt. Núi lửa này phun trào lần cuối khoảng 800-900 năm trước, vào thời điểm Alaska còn hoang sơ nên chỉ được lưu lại qua các câu chuyện truyền miệng.Mới đây (27/11), Mauna Loa, núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới ở Hawaii, Mỹ đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên sau gần 40 năm, khiến tro và các mảnh vụn núi lửa rơi xuống các khu vực gần đó.Theo chính quyền địa phương, dòng dung nham chảy từ Mauna Loa, nằm ở trung tâm của Đảo Lớn ở Hawaii, không đe dọa tới các khu vực đông dân cư. Hiện chưa có lệnh sơ tán nào được ban bố song hai trung tâm trú ẩn đã được mở cửa để đề phòng, giới chức Hawaii cho biết. Nhà chức trách cảnh báo, gió có thể mang theo khí núi lửa và và tro mịn.Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, dù vụ phun trào ban đầu chỉ giới hạn ở đỉnh núi nhưng trong bản tin mới cập nhật, cơ quan này thông báo, dung nham đã bắt đầu chảy ra khỏi phía đông bắc của núi lửa.Một phát ngôn viên của USGS nói, khó dự đoán núi lửa sẽ phun trào trong bao lâu và liệu nó có khiến dung nham chảy xuống khu vực đông dân không là điều không thể dự đoán.Mauna Loa là một trong năm núi lửa tạo nên Đảo Lớn của Hawaii, là hòn đảo ở cực nam của quần đảo Hawaii. Mauna Loa, cao 4.169m so với mực nước biển, phun trào gần đây nhất là năm 1984.>>>Xem thêm video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland (Nguồn: VTV24).
Nghiên cứu mới từ Đài quan sát núi lửa Alaska đã phát hiện ra magma bên dưới Edgecumbe đang sau ngủ đang cố di chuyển lên trên, xuyên qua lớp vỏ Trái Đất.
Theo mô hình máy tính dựa trên dữ liệu vệ tinh, magma bên dưới ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động này bất ngờ tăng từ độ sâu 12 dặm lên khoảng 6 dặm, gây biến dạng bề mặt và động đất đáng kể.
"Đó là tốc độ biến dạng núi lửa nhanh nhất mà chúng tôi ghi nhận được ở Alaska" - tác giả chính Ronni Grapenthin, phó giáo sư trắc địa từ Trường Đại học Alaska Fairbanks cho biết.
Theo ông, mặc dù núi lửa biến dạng không phải là hiếm, nhưng hoạt động ở Edgecumbe đã ngủ yên từ lâu là bất thường vì việc tái kích hoạt các hệ thống núi lửa không hoạt động hiếm khi được quan sát thấy. Tuy nhiên phó giáo sư Grapenthin cũng trấn an rằng không có vụ phun trào nào sắp xảy ra, theo các tính toán.
Trước đó, mối hoài nghi được đặt ra khi một loạt cơn địa chấn được phát hiện quanh khu vực từ ngày 11/4. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu phân tích biến dạng mặt đất qua dữ liệu radar trong 7 năm rưỡi qua và phát hiện những điều lạ thường.
Các cơn địa chấn thực ra đã bắt đầu âm thầm từ năm 2020, song song với sự biến dạng rõ rệt của bề mặt, nơi ẩn giấu bên dưới khối magma cuồng nộ. Biến dạng hướng lên bắt đầu một cách đột ngột từ tháng 8-2018 và tiếp tục với tốc độ 3,4 inch (8,6 cm) mỗi năm.
Sự biến dạng này chính là do áp lực của khối magma đang trồi lên bề mặt. Núi lửa này phun trào lần cuối khoảng 800-900 năm trước, vào thời điểm Alaska còn hoang sơ nên chỉ được lưu lại qua các câu chuyện truyền miệng.
Mới đây (27/11), Mauna Loa, núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới ở Hawaii, Mỹ đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên sau gần 40 năm, khiến tro và các mảnh vụn núi lửa rơi xuống các khu vực gần đó.
Theo chính quyền địa phương, dòng dung nham chảy từ Mauna Loa, nằm ở trung tâm của Đảo Lớn ở Hawaii, không đe dọa tới các khu vực đông dân cư. Hiện chưa có lệnh sơ tán nào được ban bố song hai trung tâm trú ẩn đã được mở cửa để đề phòng, giới chức Hawaii cho biết. Nhà chức trách cảnh báo, gió có thể mang theo khí núi lửa và và tro mịn.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, dù vụ phun trào ban đầu chỉ giới hạn ở đỉnh núi nhưng trong bản tin mới cập nhật, cơ quan này thông báo, dung nham đã bắt đầu chảy ra khỏi phía đông bắc của núi lửa.
Một phát ngôn viên của USGS nói, khó dự đoán núi lửa sẽ phun trào trong bao lâu và liệu nó có khiến dung nham chảy xuống khu vực đông dân không là điều không thể dự đoán.
Mauna Loa là một trong năm núi lửa tạo nên Đảo Lớn của Hawaii, là hòn đảo ở cực nam của quần đảo Hawaii. Mauna Loa, cao 4.169m so với mực nước biển, phun trào gần đây nhất là năm 1984.
>>>Xem thêm video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland (Nguồn: VTV24).