Trong cuộc khai quật tại Guar Kepah - địa điểm thời kỳ đồ đá mới ở Penang, phía tây bắc Malaysia vào năm 2017, các nhà khảo cổ thuộc Đại học Sains Malaysia (USM) đã phát hiện một bộ hài cốt phụ nữ. Thi hài người phụ nữ thời đồ đá này được các chuyên gia gọi là "người phụ nữ Penang".Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon vỏ sò nằm rải rác quanh hài cốt cho thấy "người phụ nữ Penang" sống cách đây 5.700 năm. Bà qua đời khi khoảng 40 tuổi.Theo các chuyên gia, "người phụ nữ Penang" là một trong 41 bộ xương đào được tại di chỉ Guar Kepah trong nhiều đợt khai quật.Vào thời điểm phát hiện, người phụ nữ nằm trong tư thế gập tay trên bụng. Xung quanh thi hài "người phụ nữ Penang" là nhiều đồ mai táng bao gồm: đồ gốm sứ và công cụ đá. Những cổ vật này cho thấy người chết có vị trí quan trọng trong xã hội.Mới đây, các chuyên gia công bố hình ảnh phục dựng gương mặt của "người phụ nữ Penang". Đồng tác giả nghiên cứu Cicero Moraes, chuyên gia đồ họa Brazil đã phối hợp với các nhà khoa học ở USM để tạo ra ước lượng gương mặt của người phụ nữ qua đời vào khoảng 40 tuổi, dựa theo độ mài mòn rằng và độ đóng thóp.Sau khi kỹ thuật số hóa hộp sọ, chuyên gia Moraes đặt hàng loạt nhãn đánh dấu trên bề mặt, chủ yếu dựa trên nghiên cứu thống kê tiến hành trên các quần thể dân cư tương thích như người Malaysia hiện đại.Tiếp đến, nhóm chuyên gia dùng ảnh chụp cắt lớp phục dựng 3D với cấu trúc gần với hộp sọ cần ước lượng và điều chỉnh cho tới khi trùng khớp. Từ những dữ liệu đó, nhóm chuyên gia phục dựng được gương mặt "người phụ nữ Pennang" với phần cánh mũi rộng và đôi môi đầy đặn.Toàn bộ quá trình phục dựng gương mặt "người phụ nữ Pennang" kéo dài trong vài tháng. Thông qua hình ảnh phục dựng gương mặt của người phụ nữ trên, các chuyên gia hy vọng sẽ tiến gần thêm một bước tới việc giải mã cuộc sống của người này.Đồng thời, các chuyên gia đang nỗ lực nghiên cứu, thực hiện các kiểm tra nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của "người phụ nữ Pennang".Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.
Trong cuộc khai quật tại Guar Kepah - địa điểm thời kỳ đồ đá mới ở Penang, phía tây bắc Malaysia vào năm 2017, các nhà khảo cổ thuộc Đại học Sains Malaysia (USM) đã phát hiện một bộ hài cốt phụ nữ. Thi hài người phụ nữ thời đồ đá này được các chuyên gia gọi là "người phụ nữ Penang".
Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon vỏ sò nằm rải rác quanh hài cốt cho thấy "người phụ nữ Penang" sống cách đây 5.700 năm. Bà qua đời khi khoảng 40 tuổi.
Theo các chuyên gia, "người phụ nữ Penang" là một trong 41 bộ xương đào được tại di chỉ Guar Kepah trong nhiều đợt khai quật.
Vào thời điểm phát hiện, người phụ nữ nằm trong tư thế gập tay trên bụng. Xung quanh thi hài "người phụ nữ Penang" là nhiều đồ mai táng bao gồm: đồ gốm sứ và công cụ đá. Những cổ vật này cho thấy người chết có vị trí quan trọng trong xã hội.
Mới đây, các chuyên gia công bố hình ảnh phục dựng gương mặt của "người phụ nữ Penang". Đồng tác giả nghiên cứu Cicero Moraes, chuyên gia đồ họa Brazil đã phối hợp với các nhà khoa học ở USM để tạo ra ước lượng gương mặt của người phụ nữ qua đời vào khoảng 40 tuổi, dựa theo độ mài mòn rằng và độ đóng thóp.
Sau khi kỹ thuật số hóa hộp sọ, chuyên gia Moraes đặt hàng loạt nhãn đánh dấu trên bề mặt, chủ yếu dựa trên nghiên cứu thống kê tiến hành trên các quần thể dân cư tương thích như người Malaysia hiện đại.
Tiếp đến, nhóm chuyên gia dùng ảnh chụp cắt lớp phục dựng 3D với cấu trúc gần với hộp sọ cần ước lượng và điều chỉnh cho tới khi trùng khớp. Từ những dữ liệu đó, nhóm chuyên gia phục dựng được gương mặt "người phụ nữ Pennang" với phần cánh mũi rộng và đôi môi đầy đặn.
Toàn bộ quá trình phục dựng gương mặt "người phụ nữ Pennang" kéo dài trong vài tháng. Thông qua hình ảnh phục dựng gương mặt của người phụ nữ trên, các chuyên gia hy vọng sẽ tiến gần thêm một bước tới việc giải mã cuộc sống của người này.
Đồng thời, các chuyên gia đang nỗ lực nghiên cứu, thực hiện các kiểm tra nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của "người phụ nữ Pennang".
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.