Tại địa điểm Varzea do Agudo ở Rio Grande do Sul, Brazil, các nhà cổ sinh vật học lần đầu tiên phát hiện hóa thạch của một loài bò sát mới. Họ đặt tên cho loài quái thú này danh pháp khoa học là Stenoscelida aurantiacus. Nó thuộc họ Proterochampsidae - một họ bò sát lớn đã tuyệt chủng và là loài đặc hữu của Nam Mỹ.Quái thú mới phát hiện sống cách đây khoảng 227 triệu năm mang nhiều đặc điểm đặc biệt.Cụ thể, nhóm chuyên gia khoa học do nhà cổ sinh vật học Rodrigo Temp Müller từ Trường ĐH Liên bang Santa Maria, Brazil, dẫn đầu cho biết đã phục dựng hình ảnh quái thú Stenoscelida aurantiacus dựa trên hóa thạch tìm thấy.Theo các chuyên gia, quái thú này có cơ thể to lớn như khủng long, đầu giống cá sấu. Chân trước và chân sau của chúng giống tay chân của một con người lực lưỡng.Bàn chân của Stenoscelida aurantiacus có kích thước tương tự khủng long. Thế nhưng, bàn chân trước có 5 ngón giống như bàn tay.Stenoscelida aurantiacus không phải là một con khủng long hay cá sấu. Quái thú này và họ hàng của nó lấp đầy một "hốc sinh thái" riêng biệt trong kỷ Tam Điệp, là kỷ ngay trước kỷ Jura."Mặc dù loài mới thể hiện các đặc điểm rõ ràng đặt nó trong họ Proterochampsidae nhưng nó lại mang một bộ đặc điểm chi sau bất thường", nhóm nghiên cứu cho biết.Phần chân to khỏe của Stenoscelida aurantiacus cung cấp manh mối quý giá cho các chuyên gia giải mã nguồn gốc tiến hóa của một số cấu trúc gắn liền với các cơ bắp của sinh vật ngày nay.Với việc tìm thấy hóa thạch của loài quái thú khổng lồ mới, các nhà khoa học có thêm thông tin quan trọng cho bức tranh tiến hóa của Trái đất từ hàng trăm triệu năm trước.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Tại địa điểm Varzea do Agudo ở Rio Grande do Sul, Brazil, các nhà cổ sinh vật học lần đầu tiên phát hiện hóa thạch của một loài bò sát mới. Họ đặt tên cho loài quái thú này danh pháp khoa học là Stenoscelida aurantiacus. Nó thuộc họ Proterochampsidae - một họ bò sát lớn đã tuyệt chủng và là loài đặc hữu của Nam Mỹ.
Quái thú mới phát hiện sống cách đây khoảng 227 triệu năm mang nhiều đặc điểm đặc biệt.
Cụ thể, nhóm chuyên gia khoa học do nhà cổ sinh vật học Rodrigo Temp Müller từ Trường ĐH Liên bang Santa Maria, Brazil, dẫn đầu cho biết đã phục dựng hình ảnh quái thú Stenoscelida aurantiacus dựa trên hóa thạch tìm thấy.
Theo các chuyên gia, quái thú này có cơ thể to lớn như khủng long, đầu giống cá sấu. Chân trước và chân sau của chúng giống tay chân của một con người lực lưỡng.
Bàn chân của Stenoscelida aurantiacus có kích thước tương tự khủng long. Thế nhưng, bàn chân trước có 5 ngón giống như bàn tay.
Stenoscelida aurantiacus không phải là một con khủng long hay cá sấu. Quái thú này và họ hàng của nó lấp đầy một "hốc sinh thái" riêng biệt trong kỷ Tam Điệp, là kỷ ngay trước kỷ Jura.
"Mặc dù loài mới thể hiện các đặc điểm rõ ràng đặt nó trong họ Proterochampsidae nhưng nó lại mang một bộ đặc điểm chi sau bất thường", nhóm nghiên cứu cho biết.
Phần chân to khỏe của Stenoscelida aurantiacus cung cấp manh mối quý giá cho các chuyên gia giải mã nguồn gốc tiến hóa của một số cấu trúc gắn liền với các cơ bắp của sinh vật ngày nay.
Với việc tìm thấy hóa thạch của loài quái thú khổng lồ mới, các nhà khoa học có thêm thông tin quan trọng cho bức tranh tiến hóa của Trái đất từ hàng trăm triệu năm trước.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.