Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, hóa thạch xương ống chân của loài vượn nhân hình - loài tồn tại giữa thế Pliocen và đầu thế Pleiotocene (2,5 - 5,3 triệu năm trước) chứa manh mối về quá khứ của tổ tiên loài người.Vượn nhân hình thời tiền sử đôi khi trở thành con mồi của những loài động vật ăn thịt lớn. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây chỉ ra vượn nhân hình có thể ăn thịt chính đồng loại của mình.Trước đó, năm 2017, nhà cổ sinh vật học Briana Poiner đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian (Mỹ) đã thu thập bộ sưu tập hóa thạch của vượn nhân hình Turkana. Đây là một loài sống quần thể tại Kenya thời tiền sử.Thông qua quan sát hóa thạch xương ống chân dưới kính lúp, nhà cổ sinh vật học Briana Poiner đã phát hiện những vết cắt có thể được gây ra từ chính các công cụ bằng đá của loài vượn nhân hình.Căn cứ vào những vết cắt này, bà Briana nhận định đây là bằng chứng cho thấy loài vượn nhân hình đã từng ăn thịt đồng loại.Để củng cố quan điểm này, nhà cổ sinh vật học Briana Poiner đã gửi những hình ảnh vết cắt trên hóa thạch xương ống chân cho đồng nghiệp là nhà nhân chủng học Michael Pante công tác tại Đại học Bang Colorado (Mỹ).Theo đó, ông Michael đã tiến hành xây dựng các mô hình 3D của phôi và so sánh chúng với kho dữ liệu bao gồm 898 dấu răng của loài vượn nhân hình và vết cắt từ các công cụ bằng đá của họ.Kết quả nghiên cứu của nhà nhân chủng học Michael cho thấy, 9 trong số 11 điểm trên hóa thạch xương ống chân phù hợp với các tổn thương gây ra bởi những công cụ bằng đá thời tiền sử. Trong khi đó, 2 vết cắn còn lại được xác định đến từ loài mèo lớn, có thể là sư tử.Trong khi đó, nhà khảo cổ học và nhân chủng học James Cole thuộc Đại học Brighton (Anh) cho biết, vượn nhân hình đã ăn thịt đồng loại trong hơn 1 triệu năm và hóa thạch xương này có thể là bằng chứng sớm nhất từ trước đến nay.Mời độc giả xem video: Giải mã hóa thạch “người ngoài hành tinh” 280 triệu năm tuổi.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, hóa thạch xương ống chân của loài vượn nhân hình - loài tồn tại giữa thế Pliocen và đầu thế Pleiotocene (2,5 - 5,3 triệu năm trước) chứa manh mối về quá khứ của tổ tiên loài người.
Vượn nhân hình thời tiền sử đôi khi trở thành con mồi của những loài động vật ăn thịt lớn. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây chỉ ra vượn nhân hình có thể ăn thịt chính đồng loại của mình.
Trước đó, năm 2017, nhà cổ sinh vật học Briana Poiner đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian (Mỹ) đã thu thập bộ sưu tập hóa thạch của vượn nhân hình Turkana. Đây là một loài sống quần thể tại Kenya thời tiền sử.
Thông qua quan sát hóa thạch xương ống chân dưới kính lúp, nhà cổ sinh vật học Briana Poiner đã phát hiện những vết cắt có thể được gây ra từ chính các công cụ bằng đá của loài vượn nhân hình.
Căn cứ vào những vết cắt này, bà Briana nhận định đây là bằng chứng cho thấy loài vượn nhân hình đã từng ăn thịt đồng loại.
Để củng cố quan điểm này, nhà cổ sinh vật học Briana Poiner đã gửi những hình ảnh vết cắt trên hóa thạch xương ống chân cho đồng nghiệp là nhà nhân chủng học Michael Pante công tác tại Đại học Bang Colorado (Mỹ).
Theo đó, ông Michael đã tiến hành xây dựng các mô hình 3D của phôi và so sánh chúng với kho dữ liệu bao gồm 898 dấu răng của loài vượn nhân hình và vết cắt từ các công cụ bằng đá của họ.
Kết quả nghiên cứu của nhà nhân chủng học Michael cho thấy, 9 trong số 11 điểm trên hóa thạch xương ống chân phù hợp với các tổn thương gây ra bởi những công cụ bằng đá thời tiền sử. Trong khi đó, 2 vết cắn còn lại được xác định đến từ loài mèo lớn, có thể là sư tử.
Trong khi đó, nhà khảo cổ học và nhân chủng học James Cole thuộc Đại học Brighton (Anh) cho biết, vượn nhân hình đã ăn thịt đồng loại trong hơn 1 triệu năm và hóa thạch xương này có thể là bằng chứng sớm nhất từ trước đến nay.
Mời độc giả xem video: Giải mã hóa thạch “người ngoài hành tinh” 280 triệu năm tuổi.