Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Papers in Palaeontology", các nhà khoa học đã tìm thấy một loài sinh vật mới và đặt tên cho nó là Vampyrofugiens atramentum.Sinh vật này có chiều dài 3.2 inch (8 cm), với thân hình giống viên đạn, được trang bị những cơ quan sáng rực và có tám cánh tay giống như chiếc ống chứa mực của mực ma cà rồng hiện đại.Các nhà nghiên cứu người Pháp đã phát hiện ra điều này thông qua việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh hiện đại để tái phân tích các hóa thạch đã được khám phá trước đó. Sinh vật này thuộc nhóm vampyromorpha - một nhóm sinh vật gần như tuyệt chủng, có sự tương đồng với mực ma cà rồng biển sâu hiện đại (Vampyroteuthis infernalis).Tuy nhiên, những sinh vật cổ đại này thường ăn thức ăn đã chết và có khả năng bắt được mồi sống bằng những cánh tay linh hoạt.Ngoài ra, cơ thể của chúng còn kết hợp những đặc điểm phòng thủ độc đáo, bao gồm cả những cơ quan phát sáng trong bóng tối và một túi mực.Mực ma cà rồng cổ điển sử dụng cơ quan phát sáng để truyền thông tin bằng cách tỏa ra các tín hiệu sáng trong lòng đại dương sâu thẳm và cũng có khả năng bắt chước ánh sáng tự nhiên từ mặt nước để tránh kẻ săn mồi.Hơn nữa, túi mực giúp chúng có thể trốn vào bóng tối nếu bị các kẻ săn mồi phát hiện.Các chuyên gia đã sử dụng tia X có độ phân giải cao cùng với mô hình máy tính để quan sát cấu trúc bên trong các mẫu mà không làm hại đến lớp vỏ bên ngoài.Alison Rowe, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học ở Paris (CR2P), cho biết: "Đây là điều chưa từng thấy trong hồ sơ hóa thạch trước đây và thực sự nó cung cấp cái nhìn hoàn toàn mới không chỉ về hình thái học và cấu trúc, mà còn về thời điểm của những đổi mới này".Khám phá mới này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của tất cả các loài mực, bao gồm bạch tuộc, mực ống và mực nang. Trong khi hàng trăm loài mực hiện nay sống trong đại dương, việc hiểu về lịch sử tiến hóa của chúng gặp khó khăn do sự hiếm có của việc bảo quản cơ thể mềm trong hóa thạch.Mời quý độc giả xem video: Phát hiện hóa thạch “quái điểu” 152 triệu tuổi còn nguyên vẹn
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Papers in Palaeontology", các nhà khoa học đã tìm thấy một loài sinh vật mới và đặt tên cho nó là Vampyrofugiens atramentum.
Sinh vật này có chiều dài 3.2 inch (8 cm), với thân hình giống viên đạn, được trang bị những cơ quan sáng rực và có tám cánh tay giống như chiếc ống chứa mực của mực ma cà rồng hiện đại.
Các nhà nghiên cứu người Pháp đã phát hiện ra điều này thông qua việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh hiện đại để tái phân tích các hóa thạch đã được khám phá trước đó. Sinh vật này thuộc nhóm vampyromorpha - một nhóm sinh vật gần như tuyệt chủng, có sự tương đồng với mực ma cà rồng biển sâu hiện đại (Vampyroteuthis infernalis).
Tuy nhiên, những sinh vật cổ đại này thường ăn thức ăn đã chết và có khả năng bắt được mồi sống bằng những cánh tay linh hoạt.
Ngoài ra, cơ thể của chúng còn kết hợp những đặc điểm phòng thủ độc đáo, bao gồm cả những cơ quan phát sáng trong bóng tối và một túi mực.
Mực ma cà rồng cổ điển sử dụng cơ quan phát sáng để truyền thông tin bằng cách tỏa ra các tín hiệu sáng trong lòng đại dương sâu thẳm và cũng có khả năng bắt chước ánh sáng tự nhiên từ mặt nước để tránh kẻ săn mồi.
Hơn nữa, túi mực giúp chúng có thể trốn vào bóng tối nếu bị các kẻ săn mồi phát hiện.
Các chuyên gia đã sử dụng tia X có độ phân giải cao cùng với mô hình máy tính để quan sát cấu trúc bên trong các mẫu mà không làm hại đến lớp vỏ bên ngoài.
Alison Rowe, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học ở Paris (CR2P), cho biết: "Đây là điều chưa từng thấy trong hồ sơ hóa thạch trước đây và thực sự nó cung cấp cái nhìn hoàn toàn mới không chỉ về hình thái học và cấu trúc, mà còn về thời điểm của những đổi mới này".
Khám phá mới này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của tất cả các loài mực, bao gồm bạch tuộc, mực ống và mực nang. Trong khi hàng trăm loài mực hiện nay sống trong đại dương, việc hiểu về lịch sử tiến hóa của chúng gặp khó khăn do sự hiếm có của việc bảo quản cơ thể mềm trong hóa thạch.
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện hóa thạch “quái điểu” 152 triệu tuổi còn nguyên vẹn