Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Griffith ở Southport, Australia phát hiện bí mật lớn về hài cốt khoảng 31.000 năm tuổi được tìm thấy trên đảo Borneo của Indonesia vào năm 2020.Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện hài cốt trên không bị xáo trộn trong suốt 31.000 năm. Dì vậy, họ hiện chưa thể xác định thi hài thuộc về nam giới hay phụ nữ.Các chuyên gia phát hiện người này mất phần chân trái. Dương như phần chân này bị cắt cụt một cách có chủ ý và vô cùng cẩn thận. Ca phẫu thuật này diễn ra khi người đó ở độ tuổi thiếu niên hoặc vị thành niên. Người này tử vong khi khoảng năm 19 - 21 tuổi.Với việc phát hiện phần chân trái bị cắt cụt có chủ đích, các chuyên gia nhận định đây có thể là trường hợp được phẫu thuật cắt chi sớm nhất lịch sử. Nếu điều này được xác thực thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của chúng ta về trình độ y tê của con người thời Đồ đá.Trước đó, giới khoa học ghi nhận trường hợp cắt cụt chi liên quan đến một bộ hài cốt được tìm thấy ở Pháp. Người này đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ cẳng tay trái vào khoảng 7.000 năm trước.Theo nhóm nghiên cứu, bộ hài cốt tìm thấy ở Indonesia cho thấy người này đã thực hiện phẫu thuật cắt cụt chân trái khi còn nhỏ. Sau ca phẫu thuật nguy hiểm trên, người này sống thêm từ 6 - 9 năm sau cuộc phẫu thuật trước khi tử vong.Các nhà khoa học không phát hiện có dấu vết nhiễm trùng trong xương. Thay vào đó, họ nhận thấy sự phát triển xương mới đã hình thành trên khu vực bị cắt cụt - hiện tượng vốn cần nhiều thời gian mới diễn ra. Thêm nữa, trong khi phần còn lại của bộ xương có kích thước của người trưởng thành thì các phần xương cụt ngừng phát triển và giữ lại kích thước giống như khi bệnh nhân còn là trẻ em.Theo suy đoán của các chuyên gia, bác sĩ đã phẫu thuật cắt cụt chân trái cho bệnh nhân khoảng 31.000 năm trước có thể đã dùng cao và các dụng cụ phẫu thuật làm từ đá. Họ dường như cũng có kiến thức chi tiết về giải phẫu và hệ thống cơ, mạch máu để tiến hành phẫu thuật thành công, đồng thời ngăn mất máu, gây nhiễm trùng và tử vong cho bệnh nhân.Sau khi cắt cụt chi, bác sĩ chăm sóc tích cực cho bệnh nhân như vết thương có thể đã thường xuyên được làm sạch và sát trùng. Nhờ vậy, bệnh nhân sống sót sau ca phẫu thuật.Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Griffith ở Southport, Australia phát hiện bí mật lớn về hài cốt khoảng 31.000 năm tuổi được tìm thấy trên đảo Borneo của Indonesia vào năm 2020.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện hài cốt trên không bị xáo trộn trong suốt 31.000 năm. Dì vậy, họ hiện chưa thể xác định thi hài thuộc về nam giới hay phụ nữ.
Các chuyên gia phát hiện người này mất phần chân trái. Dương như phần chân này bị cắt cụt một cách có chủ ý và vô cùng cẩn thận. Ca phẫu thuật này diễn ra khi người đó ở độ tuổi thiếu niên hoặc vị thành niên. Người này tử vong khi khoảng năm 19 - 21 tuổi.
Với việc phát hiện phần chân trái bị cắt cụt có chủ đích, các chuyên gia nhận định đây có thể là trường hợp được phẫu thuật cắt chi sớm nhất lịch sử. Nếu điều này được xác thực thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của chúng ta về trình độ y tê của con người thời Đồ đá.
Trước đó, giới khoa học ghi nhận trường hợp cắt cụt chi liên quan đến một bộ hài cốt được tìm thấy ở Pháp. Người này đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ cẳng tay trái vào khoảng 7.000 năm trước.
Theo nhóm nghiên cứu, bộ hài cốt tìm thấy ở Indonesia cho thấy người này đã thực hiện phẫu thuật cắt cụt chân trái khi còn nhỏ. Sau ca phẫu thuật nguy hiểm trên, người này sống thêm từ 6 - 9 năm sau cuộc phẫu thuật trước khi tử vong.
Các nhà khoa học không phát hiện có dấu vết nhiễm trùng trong xương. Thay vào đó, họ nhận thấy sự phát triển xương mới đã hình thành trên khu vực bị cắt cụt - hiện tượng vốn cần nhiều thời gian mới diễn ra. Thêm nữa, trong khi phần còn lại của bộ xương có kích thước của người trưởng thành thì các phần xương cụt ngừng phát triển và giữ lại kích thước giống như khi bệnh nhân còn là trẻ em.
Theo suy đoán của các chuyên gia, bác sĩ đã phẫu thuật cắt cụt chân trái cho bệnh nhân khoảng 31.000 năm trước có thể đã dùng cao và các dụng cụ phẫu thuật làm từ đá. Họ dường như cũng có kiến thức chi tiết về giải phẫu và hệ thống cơ, mạch máu để tiến hành phẫu thuật thành công, đồng thời ngăn mất máu, gây nhiễm trùng và tử vong cho bệnh nhân.
Sau khi cắt cụt chi, bác sĩ chăm sóc tích cực cho bệnh nhân như vết thương có thể đã thường xuyên được làm sạch và sát trùng. Nhờ vậy, bệnh nhân sống sót sau ca phẫu thuật.
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.