Từ xưa đến nay các nhà khoa học cho rằng cấu trúc của Trái đất gồm bốn lớp chính: lớp vỏ, lớp phủ, lõi ngoài và lõi trong.Tuy nhiên, mới đây các nhà địa vật lý từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã thông báo về việc tìm ra bằng chứng cho thấy phần lõi bên trong của Trái Đất có thể là hai lớp riêng biệt.Điều này có nghĩa là, Trái đất có 5 lớp, chứ không phải chỉ 4 lớp như khái niệm địa lý cơ bản trước đây.Nhóm nghiên cứu đã rà soát và đối sánh hàng nghìn mô hình của phần lõi trong với dữ liệu về thời gian sóng địa chấn di chuyển qua Trái Đất do Trung tâm Địa chấn Quốc tế thu thập quan sát trong nhiều thập kỷ.Kết quả cho thấy có sự thay đổi cấu trúc của sắt, thứ ảnh hưởng đến thời gian sóng địa chấn truyền qua lõi.Sóng địa chấn là những rung động chạy bên trong hoặc dọc theo bề mặt Trái đất và xuyên qua các lớp bên trong của Trái đất do động đất, núi lửa hoặc các nguyên nhân khác.Joanne Stevenson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết điều này cho thấy có thể Trái Đất đã trải qua hai sự kiện nguội lạnh riêng biệt.Phát hiện mới này đã giúp giải thích được việc một số dữ liệu thực nghiệm nhất định không phù hợp với các mô hình hiện tại về cấu trúc hành tinh.Khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái Đất thành hình. Hành trình bắt đầu với lõi rắn cấu thành từ các vụ va chạm của những nguyên tố nặng. Bọc lấy lõi rắn bên trong là lõi ngoài được tạo nên từ hợp kim dạng lỏng của sắt và kền, dày 2.180 km. Trên lõi là lớp manti cấu thành từ đá silicat giàu magie và sắt, đây là lớp vỏ Trái Đất dày nhất với số đo lên tới 2.900 km.Lớp mỏng nhất và “dễ vỡ” nhất là lớp vỏ, chứa thành phần là vỏ đại dương và vỏ lục địa. Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm chưa đầy 1% thể tích Hành tinh xanh.Từ lâu, các nhà khoa học nghi ngờ về sự tồn tại của một lớp vỏ thứ năm, nhiều người cho rằng lõi trong được cấu thành từ hai lớp.Cho đến khi các nhà nghiên cứu tại ANU phân tích lõi trong, ta mới có bằng chứng đầu tiên chứng minh cho nhận định này.>>>Xem thêm video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthucnet.
Từ xưa đến nay các nhà khoa học cho rằng cấu trúc của Trái đất gồm bốn lớp chính: lớp vỏ, lớp phủ, lõi ngoài và lõi trong.
Tuy nhiên, mới đây các nhà địa vật lý từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã thông báo về việc tìm ra bằng chứng cho thấy phần lõi bên trong của Trái Đất có thể là hai lớp riêng biệt.
Điều này có nghĩa là, Trái đất có 5 lớp, chứ không phải chỉ 4 lớp như khái niệm địa lý cơ bản trước đây.
Nhóm nghiên cứu đã rà soát và đối sánh hàng nghìn mô hình của phần lõi trong với dữ liệu về thời gian sóng địa chấn di chuyển qua Trái Đất do Trung tâm Địa chấn Quốc tế thu thập quan sát trong nhiều thập kỷ.
Kết quả cho thấy có sự thay đổi cấu trúc của sắt, thứ ảnh hưởng đến thời gian sóng địa chấn truyền qua lõi.
Sóng địa chấn là những rung động chạy bên trong hoặc dọc theo bề mặt Trái đất và xuyên qua các lớp bên trong của Trái đất do động đất, núi lửa hoặc các nguyên nhân khác.
Joanne Stevenson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết điều này cho thấy có thể Trái Đất đã trải qua hai sự kiện nguội lạnh riêng biệt.
Phát hiện mới này đã giúp giải thích được việc một số dữ liệu thực nghiệm nhất định không phù hợp với các mô hình hiện tại về cấu trúc hành tinh.
Khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái Đất thành hình. Hành trình bắt đầu với lõi rắn cấu thành từ các vụ va chạm của những nguyên tố nặng. Bọc lấy lõi rắn bên trong là lõi ngoài được tạo nên từ hợp kim dạng lỏng của sắt và kền, dày 2.180 km. Trên lõi là lớp manti cấu thành từ đá silicat giàu magie và sắt, đây là lớp vỏ Trái Đất dày nhất với số đo lên tới 2.900 km.
Lớp mỏng nhất và “dễ vỡ” nhất là lớp vỏ, chứa thành phần là vỏ đại dương và vỏ lục địa. Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm chưa đầy 1% thể tích Hành tinh xanh.
Từ lâu, các nhà khoa học nghi ngờ về sự tồn tại của một lớp vỏ thứ năm, nhiều người cho rằng lõi trong được cấu thành từ hai lớp.
Cho đến khi các nhà nghiên cứu tại ANU phân tích lõi trong, ta mới có bằng chứng đầu tiên chứng minh cho nhận định này.
>>>Xem thêm video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthucnet.