Tiến sĩ Leighton Watson (trong ảnh) thuộc Đại học Canterbury đã phối hợp với các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu địa vật lý và núi lửa quốc gia Italy và Đại học Bang Boise đã phát triển một công cụ mô hình sử dụng sóng âm thanh từ hoạt động núi lửa nhằm giúp tìm hiểu, dự báo khi núi lửa "thức giấc".Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện các âm thanh đá magma thay đổi rõ rệt khi núi lửa sắp phun trào. Nhà khoa học Leighton Watson cho biết: "Khi magma phát nổ, các sóng âm thanh dội lại qua miệng núi lửa giống như trong một số nhạc cụ".Theo tiến sĩ Leighton, mặc dù con người có thể nghe thấy một số sóng âm thanh nhưng phần lớn âm thanh ở tần số thấp thì không thể nghe thấy.Thông qua việc sử dụng các các micrô chuyên dụng, các nhà khoa học có thể "lắng nghe" âm thanh phát ra từ sâu trong lòng núi lửa và phân tích những âm thanh đó để phân tích, dự báo hoạt động của chúng trong tương lai.Tiến sĩ Leighton giải thích khi magma di chuyển lên phía trên, các âm thanh thay đổi giống như chuyển động của cần đàn trombone. Trước khi núi lửa Etna phun khói và tro lên không trung hồi tháng 2/2021, hòa âm của nó bắt đầu thay đổi. Tần số đỉnh tăng liên tục và nguyên nhân là đá magma dâng lên miệng núi lửa.Thông qua việc tìm ra những âm thanh tương đương với mỗi mức đá magma, các nhà khoa học có thể dự báo về các đợt phun trào núi lửa trong tương lai.Các chuyên gia nhận định dự báo về thời điểm núi lửa "thức giấc" không đủ để bảo vệ các ngôi nhà hay cơ sở hạ tầng bị phá hủy nhưng có thể giúp người dân địa phương, du khách có thời gian tìm nơi trú ẩn an toàn, giảm thương vong do thảm kịch thiên nhiên này gây ra.Các phương pháp theo dõi mức đá magma đang được sử dụng bao gồm: dùng máy bay trực thăng bay trên miệng núi lửa hoặc leo lên miệng núi lửa và hướng thiết bị đo laser vào bên trong miệng núi lửa. Các chuyên gia nhận định những biện pháp này khá nguy hiểm, tốn kém và không thể thực hiện liên tục.Phương pháp mới sử dụng các micro chuyên dụng có thể phát hiện hòa âm núi lửa siêu thấp được cho là hiệu quả hơn.Tiến sĩ Leighton cho hay giới nghiên cứu sẽ cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu về các loại núi lửa khác nhau cũng như tốc độ và kiểu dâng lên của đá magma trong các trường hợp khác nhau để có thể đưa ra dự báo chính xác về các đợt phun trào của núi lửa.Mời độc giả xem video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland. Nguồn: VTV24.
Tiến sĩ Leighton Watson (trong ảnh) thuộc Đại học Canterbury đã phối hợp với các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu địa vật lý và núi lửa quốc gia Italy và Đại học Bang Boise đã phát triển một công cụ mô hình sử dụng sóng âm thanh từ hoạt động núi lửa nhằm giúp tìm hiểu, dự báo khi núi lửa "thức giấc".
Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện các âm thanh đá magma thay đổi rõ rệt khi núi lửa sắp phun trào. Nhà khoa học Leighton Watson cho biết: "Khi magma phát nổ, các sóng âm thanh dội lại qua miệng núi lửa giống như trong một số nhạc cụ".
Theo tiến sĩ Leighton, mặc dù con người có thể nghe thấy một số sóng âm thanh nhưng phần lớn âm thanh ở tần số thấp thì không thể nghe thấy.
Thông qua việc sử dụng các các micrô chuyên dụng, các nhà khoa học có thể "lắng nghe" âm thanh phát ra từ sâu trong lòng núi lửa và phân tích những âm thanh đó để phân tích, dự báo hoạt động của chúng trong tương lai.
Tiến sĩ Leighton giải thích khi magma di chuyển lên phía trên, các âm thanh thay đổi giống như chuyển động của cần đàn trombone. Trước khi núi lửa Etna phun khói và tro lên không trung hồi tháng 2/2021, hòa âm của nó bắt đầu thay đổi. Tần số đỉnh tăng liên tục và nguyên nhân là đá magma dâng lên miệng núi lửa.
Thông qua việc tìm ra những âm thanh tương đương với mỗi mức đá magma, các nhà khoa học có thể dự báo về các đợt phun trào núi lửa trong tương lai.
Các chuyên gia nhận định dự báo về thời điểm núi lửa "thức giấc" không đủ để bảo vệ các ngôi nhà hay cơ sở hạ tầng bị phá hủy nhưng có thể giúp người dân địa phương, du khách có thời gian tìm nơi trú ẩn an toàn, giảm thương vong do thảm kịch thiên nhiên này gây ra.
Các phương pháp theo dõi mức đá magma đang được sử dụng bao gồm: dùng máy bay trực thăng bay trên miệng núi lửa hoặc leo lên miệng núi lửa và hướng thiết bị đo laser vào bên trong miệng núi lửa. Các chuyên gia nhận định những biện pháp này khá nguy hiểm, tốn kém và không thể thực hiện liên tục.
Phương pháp mới sử dụng các micro chuyên dụng có thể phát hiện hòa âm núi lửa siêu thấp được cho là hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Leighton cho hay giới nghiên cứu sẽ cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu về các loại núi lửa khác nhau cũng như tốc độ và kiểu dâng lên của đá magma trong các trường hợp khác nhau để có thể đưa ra dự báo chính xác về các đợt phun trào của núi lửa.
Mời độc giả xem video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland. Nguồn: VTV24.