Mặt trăng Europa (vệ tinh của sao Mộc) có một đại dương ngầm bên dưới lớp vỏ băng dày.Các chùm nước phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng, giải phóng các thành phần của đại dương trên hành tinh này vào không gian.Mang vẻ ngoài chết chóc, Europa có lõi trong cùng là một khối sắt lỏng, bao quanh là một lớp phủ đá, lớp tiếp theo là một đại dương ngầm, trên cùng là vỏ băng vĩnh cửu.Từ lâu các nhà khoa học NASA đã nghi ngờ đại dương ngầm này có thể chứa đựng sự sống ngoài hành tinh.Để hành tinh này có thể sống, nó cần được sưởi ấm và cung cấp năng lượng bởi các hoạt động địa chất, bao gồm núi lửa. Các nhà khoa học tin rằng, núi lửa ngầm có nhiều khả năng xảy ra gần các cực của Europa - vĩ độ nơi tỏa ra nhiều nhiệt nhất.Tương tự như trên Trái đất, những hệ thống thủy nhiệt nằm dưới đáy đại dương ở khu vực Hawaii hay Nam Cực được cho là nơi khởi nguyên của sự sống, bắt đầu từ việc nước biển tiếp xúc với magma nóng, tạo ra năng lượng hóa học nuôi dưỡng những dạng sống sơ khai.Trước đó, các nhà khoa học cho biết, lớp băng dày trên bề mặt giúp bảo vệ môi trường trong lòng đại dương của Europa khỏi bức xạ từ vũ trụ. Việc thu thập mẫu các luồng khí này có thể giúp con người trả lời câu hỏi về khả năng sự sống tồn tại bên dưới các đại dương của Europa.Europa là một trong 6 mặt trăng của sao Mộc. Mặt trăng này được đánh giá là có nhiều thành phần thiết yếu cho sự sống, cụ thể là dạng sống mà chúng ta đã biết, gồm nước, năng lượng và một số vật liệu carbon.Đại dương của Europa được tính toán nằm dưới lớp băng dày từ 15-25 km, với độ sâu từ 60-150 km.Dù Europa có kích thước nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái Đất, đại dương trên Europe được cho là chứa lượng nước lớn hơn đại dương của chúng ta.Mới đây, các nhà khoa học đã đã mô hình hóa các dữ liệu hiện có để giải thích cách vỏ băng của Europa có thể đang quay.Họ kết luận rằng sự quay này được kiểm soát bởi động lực học của đại dương dưới bề mặt, cũng trở thành bằng chứng cho thấy đại dương ngầm này rất giống đại dương Trái Đất.>>>Xem thêm video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới. Nguồn: Kienthucnet.
Mặt trăng Europa (vệ tinh của sao Mộc) có một đại dương ngầm bên dưới lớp vỏ băng dày.
Các chùm nước phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng, giải phóng các thành phần của đại dương trên hành tinh này vào không gian.
Mang vẻ ngoài chết chóc, Europa có lõi trong cùng là một khối sắt lỏng, bao quanh là một lớp phủ đá, lớp tiếp theo là một đại dương ngầm, trên cùng là vỏ băng vĩnh cửu.
Từ lâu các nhà khoa học NASA đã nghi ngờ đại dương ngầm này có thể chứa đựng sự sống ngoài hành tinh.
Để hành tinh này có thể sống, nó cần được sưởi ấm và cung cấp năng lượng bởi các hoạt động địa chất, bao gồm núi lửa. Các nhà khoa học tin rằng, núi lửa ngầm có nhiều khả năng xảy ra gần các cực của Europa - vĩ độ nơi tỏa ra nhiều nhiệt nhất.
Tương tự như trên Trái đất, những hệ thống thủy nhiệt nằm dưới đáy đại dương ở khu vực Hawaii hay Nam Cực được cho là nơi khởi nguyên của sự sống, bắt đầu từ việc nước biển tiếp xúc với magma nóng, tạo ra năng lượng hóa học nuôi dưỡng những dạng sống sơ khai.
Trước đó, các nhà khoa học cho biết, lớp băng dày trên bề mặt giúp bảo vệ môi trường trong lòng đại dương của Europa khỏi bức xạ từ vũ trụ. Việc thu thập mẫu các luồng khí này có thể giúp con người trả lời câu hỏi về khả năng sự sống tồn tại bên dưới các đại dương của Europa.
Europa là một trong 6 mặt trăng của sao Mộc. Mặt trăng này được đánh giá là có nhiều thành phần thiết yếu cho sự sống, cụ thể là dạng sống mà chúng ta đã biết, gồm nước, năng lượng và một số vật liệu carbon.
Đại dương của Europa được tính toán nằm dưới lớp băng dày từ 15-25 km, với độ sâu từ 60-150 km.
Dù Europa có kích thước nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái Đất, đại dương trên Europe được cho là chứa lượng nước lớn hơn đại dương của chúng ta.
Mới đây, các nhà khoa học đã đã mô hình hóa các dữ liệu hiện có để giải thích cách vỏ băng của Europa có thể đang quay.
Họ kết luận rằng sự quay này được kiểm soát bởi động lực học của đại dương dưới bề mặt, cũng trở thành bằng chứng cho thấy đại dương ngầm này rất giống đại dương Trái Đất.