Một chiếc răng ít nhất 130.000 năm tuổi của trẻ em đã được tìm thấy bên trong hang Tam Ngũ Hào 2 thuộc dãy Trường Sơn - dãy núi ngăn cách Việt Nam và Lào.Theo các nhà khoa học, dựa trên các protein cổ đại, chiếc răng này thuộc về một đứa trẻ, có thể là nữ, trong độ tuổi từ 3,5 đến 8,5 tuổi, sống vào khoảng 164.000 đến 131.000 năm trước.Tuy nhiên, chiếc răng đã quá cũ để xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và ADN không được bảo quản tốt do nhiệt độ và độ ẩm. Sau khi phân tích hình dạng của chiếc răng, các nhà khoa học cho rằng rất có thể nó thuộc về loài người ma Denisovan.Các nhà khoa học cũng đặt ra giả thuyết chiếc răng có thể là của người Neanderthals, nhưng một số khác biệt đã chứng minh rằng không phải, khả năng nó thuộc về loài người ma Denisovans vẫn cao nhất, gần như chắc chắn.Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phần bên trong răng thông qua các phương pháp khác nhau bao gồm phân tích protein và tái tạo tia X 3D.Theo ông Fabrice Demeter, nhà cổ nhân loại học tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), một trong những tác giả của nghiên cứu: "Các protein cho phép chúng tôi xác định giới tính và mối quan hệ với người tinh khôn".Đến nay, có rất ít thông tin về người Denisovan. Các nhà khoa học lần đầu phát hiện nhóm người này khi tìm thấy xương ngón tay của một cô gái trong hang động ở Siberia vào năm 2010.Một nghiên cứu ước tính có tới 1/4 người châu Á mang ít nhiều dấu vết di truyền từ người Denisovans.Khám phá này cũng chứng minh thêm rằng Đông Nam Á là một điểm nóng về đa dạng loài của chi Homo từ thời kỳ Pleistocen từ giữa đến muộn: Homo erectus, Denisovans, Neanderthals, Homo floresiensis, Homo luzonensis and Homo sapiens.Khoảng 600.000-744.000 năm về trước, một dòng giống mang tên Homo heidellbergensis thuộc chi Người (Homo) bắt đầu phân tách. Một nhóm nhanh chóng tiến hóa thành người Denisovans và người Neanderthals, trong khi nhóm khác tiến hóa dần dần để vài trăm ngàn năm sau sinh ra dòng giống Homo sapiens mới.Trong vòng 300 thế hệ, nhánh còn lại tiến hóa thành Denisovans và Neanderthals. Denisovans là loài người khá hoang dã và sống phụ thuộc nhiều nhất vào săn bắn. Có nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian đói kém, họ săn cả những con linh trưởng và ăn thịt lẫn nhau để tồn tại.Ngày rời Châu Phi, Denisovans chia làm 2 nhánh, 1 nhánh tìm rẽ lên Siberia (Nga) và Tây Tạng (Trung Quốc) bây giờ, 1 nhánh rẽ xuống khu vực Đông Nam Á, chinh phục cả những miền đất tận cùng như vùng Indonesia, Philippines, miền bắc Châu Đại Dương ngày nay.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV.
Một chiếc răng ít nhất 130.000 năm tuổi của trẻ em đã được tìm thấy bên trong hang Tam Ngũ Hào 2 thuộc dãy Trường Sơn - dãy núi ngăn cách Việt Nam và Lào.
Theo các nhà khoa học, dựa trên các protein cổ đại, chiếc răng này thuộc về một đứa trẻ, có thể là nữ, trong độ tuổi từ 3,5 đến 8,5 tuổi, sống vào khoảng 164.000 đến 131.000 năm trước.
Tuy nhiên, chiếc răng đã quá cũ để xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và ADN không được bảo quản tốt do nhiệt độ và độ ẩm. Sau khi phân tích hình dạng của chiếc răng, các nhà khoa học cho rằng rất có thể nó thuộc về loài người ma Denisovan.
Các nhà khoa học cũng đặt ra giả thuyết chiếc răng có thể là của người Neanderthals, nhưng một số khác biệt đã chứng minh rằng không phải, khả năng nó thuộc về loài người ma Denisovans vẫn cao nhất, gần như chắc chắn.
Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phần bên trong răng thông qua các phương pháp khác nhau bao gồm phân tích protein và tái tạo tia X 3D.
Theo ông Fabrice Demeter, nhà cổ nhân loại học tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), một trong những tác giả của nghiên cứu: "Các protein cho phép chúng tôi xác định giới tính và mối quan hệ với người tinh khôn".
Đến nay, có rất ít thông tin về người Denisovan. Các nhà khoa học lần đầu phát hiện nhóm người này khi tìm thấy xương ngón tay của một cô gái trong hang động ở Siberia vào năm 2010.
Một nghiên cứu ước tính có tới 1/4 người châu Á mang ít nhiều dấu vết di truyền từ người Denisovans.
Khám phá này cũng chứng minh thêm rằng Đông Nam Á là một điểm nóng về đa dạng loài của chi Homo từ thời kỳ Pleistocen từ giữa đến muộn: Homo erectus, Denisovans, Neanderthals, Homo floresiensis, Homo luzonensis and Homo sapiens.
Khoảng 600.000-744.000 năm về trước, một dòng giống mang tên Homo heidellbergensis thuộc chi Người (Homo) bắt đầu phân tách. Một nhóm nhanh chóng tiến hóa thành người Denisovans và người Neanderthals, trong khi nhóm khác tiến hóa dần dần để vài trăm ngàn năm sau sinh ra dòng giống Homo sapiens mới.
Trong vòng 300 thế hệ, nhánh còn lại tiến hóa thành Denisovans và Neanderthals. Denisovans là loài người khá hoang dã và sống phụ thuộc nhiều nhất vào săn bắn. Có nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian đói kém, họ săn cả những con linh trưởng và ăn thịt lẫn nhau để tồn tại.
Ngày rời Châu Phi, Denisovans chia làm 2 nhánh, 1 nhánh tìm rẽ lên Siberia (Nga) và Tây Tạng (Trung Quốc) bây giờ, 1 nhánh rẽ xuống khu vực Đông Nam Á, chinh phục cả những miền đất tận cùng như vùng Indonesia, Philippines, miền bắc Châu Đại Dương ngày nay.