Số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng xảy ra ngày 6/2 phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria đã tăng lên hơn 7.800 người (tính đến ngày 7/2). Cơ quan Xử lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 5.775 tòa nhà đã bị phá hủy trong trận động đất làm 20.426 người bị thương. Số thương vong vì thảm họa thiên nhiên này được dự báo sẽ tăng thêm trong những ngày tới.Ngay sau khi xảy ra trận động đất tồi tệ trên, hơn 12.000 nhân viên tìm kiếm và cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ khẩn trương làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng cùng với 9.000 binh sĩ. Cùng với đó, hơn 70 quốc gia đã gửi các đội cứu hộ và viện trợ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.Liên quan đến thảm họa tồi tệ trên, Chủ tịch Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia Italy (INGV) Carlo Doloni cho biết trận động đất xảy ra ngày 6/2 ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đến sự dịch chuyển địa chất, khiến các mảng thạch quyển dịch chuyển 3m.Ông Doloni nhấn mạnh rằng vết đứt gãy (nơi các mảng vỏ Trái đất ép vào nhau) dài ít nhất là 150 km. Sự việc này diễn ra chỉ trong vài chục giây ngắn ngủi. Ông cho hay không thể dự đoán khi nào chuỗi dư chấn sẽ kết thúc. Theo ông, hiện tượng này sẽ không dừng lại cho đến khi năng lượng dự trữ được giải phóng.Thổ Nhĩ Kỳ có phần lớn diện tích nằm trên mảng Anatolia với hai dãy đứt gãy đó là Bắc Anatolia (dài gần 1.500 km) và đứt gãy Đông Anatolia.Khu vực này được coi là nơi có địa chấn lớn nhất trên thế giới. Do mảng Anatolia bị kẹp ở giữa bởi các mảng kiến tạo khác bao gồm mảng Ả Rập, mảng Á-Âu và mảng châu Phi.Các nhà địa chất học nhận định mảng Ả Rập vẫn đang tích tụ lực đẩy và dịch chuyển lên phía Bắc trong suốt hàng trăm năm qua thì mảng Á-Âu lại đang cản trở bất kể sự dịch chuyển nào về phía Bắc.Trong quá trình dịch chuyển của các mảng kiến tạo, chúng có thể mắc kẹt lại với nhau ở các vết đứt gãy, tạo ra lực căng tích tụ. Khi áp lực quá mức sẽ khiến chúng đột ngột trượt ngang qua nhau tạo nên những trận động đất.Đa số các trận động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua thường diễn ra ở dãy đứt gãy Bắc Anatolia, ranh giới với mảng Á-Âu.Bên cạnh đó, khi một trận động đất lớn xảy ra, thảm họa thiên nhiên này có thể làm mất ổn định các khu vực khác của các vết đứt gãy địa chất đã bị chặn trước đó. Đây chính là nguyên nhân gây ra những chấn động mới kéo theo sau động đất.Mời độc giả xem video: Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, số người chết có thể đến 8.000 người. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng xảy ra ngày 6/2 phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria đã tăng lên hơn 7.800 người (tính đến ngày 7/2). Cơ quan Xử lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 5.775 tòa nhà đã bị phá hủy trong trận động đất làm 20.426 người bị thương. Số thương vong vì thảm họa thiên nhiên này được dự báo sẽ tăng thêm trong những ngày tới.
Ngay sau khi xảy ra trận động đất tồi tệ trên, hơn 12.000 nhân viên tìm kiếm và cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ khẩn trương làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng cùng với 9.000 binh sĩ. Cùng với đó, hơn 70 quốc gia đã gửi các đội cứu hộ và viện trợ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Liên quan đến thảm họa tồi tệ trên, Chủ tịch Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia Italy (INGV) Carlo Doloni cho biết trận động đất xảy ra ngày 6/2 ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đến sự dịch chuyển địa chất, khiến các mảng thạch quyển dịch chuyển 3m.
Ông Doloni nhấn mạnh rằng vết đứt gãy (nơi các mảng vỏ Trái đất ép vào nhau) dài ít nhất là 150 km. Sự việc này diễn ra chỉ trong vài chục giây ngắn ngủi. Ông cho hay không thể dự đoán khi nào chuỗi dư chấn sẽ kết thúc. Theo ông, hiện tượng này sẽ không dừng lại cho đến khi năng lượng dự trữ được giải phóng.
Thổ Nhĩ Kỳ có phần lớn diện tích nằm trên mảng Anatolia với hai dãy đứt gãy đó là Bắc Anatolia (dài gần 1.500 km) và đứt gãy Đông Anatolia.
Khu vực này được coi là nơi có địa chấn lớn nhất trên thế giới. Do mảng Anatolia bị kẹp ở giữa bởi các mảng kiến tạo khác bao gồm mảng Ả Rập, mảng Á-Âu và mảng châu Phi.
Các nhà địa chất học nhận định mảng Ả Rập vẫn đang tích tụ lực đẩy và dịch chuyển lên phía Bắc trong suốt hàng trăm năm qua thì mảng Á-Âu lại đang cản trở bất kể sự dịch chuyển nào về phía Bắc.
Trong quá trình dịch chuyển của các mảng kiến tạo, chúng có thể mắc kẹt lại với nhau ở các vết đứt gãy, tạo ra lực căng tích tụ. Khi áp lực quá mức sẽ khiến chúng đột ngột trượt ngang qua nhau tạo nên những trận động đất.
Đa số các trận động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua thường diễn ra ở dãy đứt gãy Bắc Anatolia, ranh giới với mảng Á-Âu.
Bên cạnh đó, khi một trận động đất lớn xảy ra, thảm họa thiên nhiên này có thể làm mất ổn định các khu vực khác của các vết đứt gãy địa chất đã bị chặn trước đó. Đây chính là nguyên nhân gây ra những chấn động mới kéo theo sau động đất.
Mời độc giả xem video: Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, số người chết có thể đến 8.000 người. Nguồn: Kienthuc.net.vn.