Trong số những viên kim cương nổi tiếng trong lịch sử, viên kim cương Hy vọng (Hope Diamond) là viên kim cương xanh đặc biệt nhất. Được đặt tên là Hy vọng nhưng nó cũng mang theo những lời nguyền về sự bất hạnh và đau khổ.Lịch sử của viên kim cương bắt đầu từ năm 1666. Một thương nhân người Pháp, Jean-Baptiste Tavernier, đã mua được một viên kim cương nặng 112 carat. Khả năng cao là nó đến từ mỏ Kollur, Ấn Độ. Viên ngọc được cắt thô sơ, nhưng sở hữu màu xanh tím tuyệt đẹp khiến người ta phải để ý.Hai năm sau, Tavernier bán lại viên đá quý này cho vua Louis XIV của Pháp. Sau khi Louis XIV mất, viên kim cương được truyền lại cho vua Louis XV (chắt của Louis XIV), rồi đến Louis XVI (cháu của Louis XV). Ngoại trừ con trai đầu sống đến 50 tuổi, tất cả những người con của Louis XIV đều chết yểu từ nhỏ. Louis XV thì chết vì đậu mùa cùng ba con nhỏ. Louis XVI cùng vợ là hoàng hậu Marie Antoinette bị xử tử chém đầu.Sau thời gian lưu lạc, viên kim cương Henry Philip Hope mua lại. Tên gọi Hy Vọng của nó bắt nguồn từ họ của ông (Hope). Người ta cho rằng gia tộc Hope đã phá sản vì lời nguyền của viên kim cương. Sau đó những chủ nhân của viên kim cương đều gặp phải tai ương và bất hạnh khó lí giải.Viên ngọc trai La Peregrina nặng 50,6 cara, dài 25mm và rộng 17mm, được coi là một trong những viên ngọc trai lớn nhất thế giới. Vua Tây Ban Nha Philip II đã tặng viên đá quý cho nữ hoàng Anh Mary I trước khi họ cưới nhau vào năm 1554 nhưng chỉ vài năm sau hôn nhân của hai người tan vỡ.Vào năm 1558, nữ hoàng Anh Mary I qua đời mà không có con thừa tự. Sau khi nữ hoàng qua đời, viên ngọc trai La Peregrina được trao trả cho vua Philip II. Vị vua này đã cầu hôn em gái cùng cha khác mẹ của nữ hoàng Mary I, công nương Elizabeth I.Hoàng gia Tây Ban Nha vẫn tiếp tục sở hữu viên ngọc trai cho đến thế kỷ XIX, khi Napoleon Bonaparte đánh chiếm Tây Ban Nha. Viên ngọc trai được lưu truyền trong gia đình Bonaparte rồi được bán cho Lord James Hamilton vào năm 1873.Đến năm 1969, Richard Burton mua lại La Peregrina để tặng cho vợ ông, bà Elizabeth Taylor nhân dịp ngày lễ tình yêu. Cặp đôi đã cưới và li dị hai lần với cuộc hôn nhân lần hai chỉ kéo dài 9 tháng. Bà Elizabeth Taylor vẫn tiếp tục là chủ sở hữu của viên ngọc và trải qua 8 cuộc hôn nhân nữa. Tất cả các cuộc hôn nhân đều có kết thúc không có hậu.Cũng như viên kim cương Hope, viên kim cương Koh-i-Noor có nguồn gốc từ mỏ Kollur, Golconda, Ấn Độ. Viên kim cương nặng 105,6 cara và được đặt tên là Koh-i-Noor, trong tiếng Ba Tư có nghĩa là ngọn núi ánh sáng. Viên Koh-i-Noor được nhắc đến đầu tiên trong hồi ký của Zahiruddin Muhammad Babur, người lập ra Đế chế Mughal tại Ấn Độ.Sau đó, viên kim cường này bị lấy cắp từ tay của quý tộc Malwa vào năm 1306. Xuyên suốt lịch sử, các bậc vua chúa của Hindu, Mông Cổ, Ba Tư, Afghan và Sikh đã phải đổ máu để có thể sở hữu viên kim cương quý giá này. Nhưng không ngờ rằng, bất kỳ người đàn ông nào sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor đều hứng chịu tai ương, tai nạn.Một câu chuyên dân gian của Hindu đã viết rằng viên kim cươngKoh-i-Noor bị "dính lời nguyền" tai ương: "Bất cứ người đàn ông nào sở hữu viên kim cương sẽ sở hữu cả thế giới nhưng cũng phải gánh chịu nhiều tai ương. Chỉ có thánh thần và phụ nữ mới có thể sở hữu viên kim cương mà không bị trừng phạt”.Đến năm 1850, viên kim cương thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng Victoria. Từ đó về sau chủ nhân của Koh-i-Noor đều là phụ nữ, trong đó có Nữ hoàng Đan Mạch Alexandraof, Nữ hoàng Teck Mary và Nữ hoàng Elizabeth. Hiện nay, viên kim cương được đặt trên vương miện hoàng gia Anh và được gìn giữ tại Nhà Đá quý trong Tháp London.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT.
Trong số những viên kim cương nổi tiếng trong lịch sử, viên kim cương Hy vọng (Hope Diamond) là viên kim cương xanh đặc biệt nhất. Được đặt tên là Hy vọng nhưng nó cũng mang theo những lời nguyền về sự bất hạnh và đau khổ.
Lịch sử của viên kim cương bắt đầu từ năm 1666. Một thương nhân người Pháp, Jean-Baptiste Tavernier, đã mua được một viên kim cương nặng 112 carat. Khả năng cao là nó đến từ mỏ Kollur, Ấn Độ. Viên ngọc được cắt thô sơ, nhưng sở hữu màu xanh tím tuyệt đẹp khiến người ta phải để ý.
Hai năm sau, Tavernier bán lại viên đá quý này cho vua Louis XIV của Pháp. Sau khi Louis XIV mất, viên kim cương được truyền lại cho vua Louis XV (chắt của Louis XIV), rồi đến Louis XVI (cháu của Louis XV). Ngoại trừ con trai đầu sống đến 50 tuổi, tất cả những người con của Louis XIV đều chết yểu từ nhỏ. Louis XV thì chết vì đậu mùa cùng ba con nhỏ. Louis XVI cùng vợ là hoàng hậu Marie Antoinette bị xử tử chém đầu.
Sau thời gian lưu lạc, viên kim cương Henry Philip Hope mua lại. Tên gọi Hy Vọng của nó bắt nguồn từ họ của ông (Hope). Người ta cho rằng gia tộc Hope đã phá sản vì lời nguyền của viên kim cương. Sau đó những chủ nhân của viên kim cương đều gặp phải tai ương và bất hạnh khó lí giải.
Viên ngọc trai La Peregrina nặng 50,6 cara, dài 25mm và rộng 17mm, được coi là một trong những viên ngọc trai lớn nhất thế giới. Vua Tây Ban Nha Philip II đã tặng viên đá quý cho nữ hoàng Anh Mary I trước khi họ cưới nhau vào năm 1554 nhưng chỉ vài năm sau hôn nhân của hai người tan vỡ.
Vào năm 1558, nữ hoàng Anh Mary I qua đời mà không có con thừa tự. Sau khi nữ hoàng qua đời, viên ngọc trai La Peregrina được trao trả cho vua Philip II. Vị vua này đã cầu hôn em gái cùng cha khác mẹ của nữ hoàng Mary I, công nương Elizabeth I.
Hoàng gia Tây Ban Nha vẫn tiếp tục sở hữu viên ngọc trai cho đến thế kỷ XIX, khi Napoleon Bonaparte đánh chiếm Tây Ban Nha. Viên ngọc trai được lưu truyền trong gia đình Bonaparte rồi được bán cho Lord James Hamilton vào năm 1873.
Đến năm 1969, Richard Burton mua lại La Peregrina để tặng cho vợ ông, bà Elizabeth Taylor nhân dịp ngày lễ tình yêu. Cặp đôi đã cưới và li dị hai lần với cuộc hôn nhân lần hai chỉ kéo dài 9 tháng. Bà Elizabeth Taylor vẫn tiếp tục là chủ sở hữu của viên ngọc và trải qua 8 cuộc hôn nhân nữa. Tất cả các cuộc hôn nhân đều có kết thúc không có hậu.
Cũng như viên kim cương Hope, viên kim cương Koh-i-Noor có nguồn gốc từ mỏ Kollur, Golconda, Ấn Độ. Viên kim cương nặng 105,6 cara và được đặt tên là Koh-i-Noor, trong tiếng Ba Tư có nghĩa là ngọn núi ánh sáng. Viên Koh-i-Noor được nhắc đến đầu tiên trong hồi ký của Zahiruddin Muhammad Babur, người lập ra Đế chế Mughal tại Ấn Độ.
Sau đó, viên kim cường này bị lấy cắp từ tay của quý tộc Malwa vào năm 1306. Xuyên suốt lịch sử, các bậc vua chúa của Hindu, Mông Cổ, Ba Tư, Afghan và Sikh đã phải đổ máu để có thể sở hữu viên kim cương quý giá này. Nhưng không ngờ rằng, bất kỳ người đàn ông nào sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor đều hứng chịu tai ương, tai nạn.
Một câu chuyên dân gian của Hindu đã viết rằng viên kim cươngKoh-i-Noor bị "dính lời nguyền" tai ương: "Bất cứ người đàn ông nào sở hữu viên kim cương sẽ sở hữu cả thế giới nhưng cũng phải gánh chịu nhiều tai ương. Chỉ có thánh thần và phụ nữ mới có thể sở hữu viên kim cương mà không bị trừng phạt”.
Đến năm 1850, viên kim cương thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng Victoria. Từ đó về sau chủ nhân của Koh-i-Noor đều là phụ nữ, trong đó có Nữ hoàng Đan Mạch Alexandraof, Nữ hoàng Teck Mary và Nữ hoàng Elizabeth. Hiện nay, viên kim cương được đặt trên vương miện hoàng gia Anh và được gìn giữ tại Nhà Đá quý trong Tháp London.