Châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới: Mặc dù không mang những đặc trưng thông thường của sa mạc như nắng nóng, bão cát nhưng châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới vì việc phân loại sa mạc dựa vào lượng mưa trung bình hằng năm. Do nhiệt độ ở Nam Cực rất lạnh nên nó đã làm chậm quá trình bay hơi khiến cho mưa ở Nam Cực rất ít, chỉ khoảng 50mm/năm.90% lượng nước ngọt trên thế giới là ở Nam Cực. Chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy chú gấu trắng nào ở Nam Cực nhưng những chú chim cánh cụt thì luôn xuất hiện trước mặt bạn. Tên gọi Antartica của Châu Nam Cực xuất phát từ một từ Hy Lạp là “antarktike” nghĩa là “đối diện phương Bắc”.Châu Nam Cực là một vùng đất với nhiều điều thú vị bởi ở đây không hề có múi giờ. Ở Nam Cực, nửa năm là ngày và nửa năm là đêm.Châu Nam Cực từng có thời tiết ấm áp như California ngày nay: Cụ thể là cách đây khoảng 40 – 50 triệu năm vào thế Thủy Tân (Eocene), châu lục này từng rất ấm áp do lượng khí nhà kính cao hơn nhiều so với bây giờ. Không có cư dân nào sinh sống ở Châu Nam Cực. Nơi đây chỉ có các du khách và các nhà khoa học tới nghiên cứu. Gió ở một vài nơi của châu Nam Cực có thể thổi với vận tốc trên 320km/h. Bạn có thể bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp độc đáo của vùng đất băng giá này nhưng hãy cẩn thận vì ngoài gió lớn thì nhiệt độ ở đây còn có thể xuống tới -94,7 độ C.Ngoài việc là châu lục lạnh nhất thì châu Nam Cực còn là lục địa khô nhất, gió mạnh nhất và cao nhất trên hành tinh của chúng ta. Điều kì lạ ở châu Nam Cực là dưới những lớp băng tuyết dày là sự tồn tại của những ngọn núi lửa. Ngọn Erebus chính là ngọn núi lửa cao thứ hai của Nam Cực và vẫn còn đang hoạt động.Ở Nam Cực mặc dù không có cư dân sinh sống nhưng vẫn có hai cây ATM phục vụ những người tới đây. Dù vậy thì bạn thực sự cũng không cần tiền ở Nam Cực làm gì vì ở đây cũng chẳng có thứ gì để bạn có thể mua.Nơi lạnh nhất trên Trái Đất chính là một đỉnh băng cao nhô lên ở châu Nam Cực với nhiệt độ có thể xuống dưới mức -93,2 độ C.Ở Nam Cực có một thác nước màu đỏ gọi là thác Máu tạo nên cảnh quan vô cùng độc đáo cho vùng đất vốn chỉ được biết tới hai màu xanh dương và trắng. Hiện tượng này xảy ra do một hồ nước bị mắc kẹt dưới dòng sông băng, không nhận được ôxy nhưng lại có lượng sắt và muối rất cao nên đã tạo nên một dòng nước đỏ.Bạn không thể làm việc ở Nam Cực nếu bạn không có một hàm răng khỏe và một hệ tiêu hóa tốt: Châu lục này không có đầy đủ các điều kiện y tế để người ta có thể phẫu thuật nên một cách để chữa trị phổ biến chính là cắt bỏ.Vào năm 1977, Argentina đã đưa đến Nam Cực một người phụ nữ mang thai và đứa trẻ được sinh ra chính là công dân đầu tiên của Nam Cực. Chàng trai đó chính là Emilio Palma. Hiện nay, anh đã định cư ở một vùng đất ấm áp hơn tại Argentina nhưng trong hình là bức ảnh hiếm có chụp lại anh chàng khi trở về quê hương Nam Cực của mình. Không có nhiều ngạc nhiên khi 99% diện tích Nam Cực là được bao phủ bởi băng tuyết.
Châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới: Mặc dù không mang những đặc trưng thông thường của sa mạc như nắng nóng, bão cát nhưng châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới vì việc phân loại sa mạc dựa vào lượng mưa trung bình hằng năm. Do nhiệt độ ở Nam Cực rất lạnh nên nó đã làm chậm quá trình bay hơi khiến cho mưa ở Nam Cực rất ít, chỉ khoảng 50mm/năm.
90% lượng nước ngọt trên thế giới là ở Nam Cực. Chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy chú gấu trắng nào ở Nam Cực nhưng những chú chim cánh cụt thì luôn xuất hiện trước mặt bạn. Tên gọi Antartica của Châu Nam Cực xuất phát từ một từ Hy Lạp là “antarktike” nghĩa là “đối diện phương Bắc”.
Châu Nam Cực là một vùng đất với nhiều điều thú vị bởi ở đây không hề có múi giờ. Ở Nam Cực, nửa năm là ngày và nửa năm là đêm.
Châu Nam Cực từng có thời tiết ấm áp như California ngày nay: Cụ thể là cách đây khoảng 40 – 50 triệu năm vào thế Thủy Tân (Eocene), châu lục này từng rất ấm áp do lượng khí nhà kính cao hơn nhiều so với bây giờ.
Không có cư dân nào sinh sống ở Châu Nam Cực. Nơi đây chỉ có các du khách và các nhà khoa học tới nghiên cứu. Gió ở một vài nơi của châu Nam Cực có thể thổi với vận tốc trên 320km/h. Bạn có thể bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp độc đáo của vùng đất băng giá này nhưng hãy cẩn thận vì ngoài gió lớn thì nhiệt độ ở đây còn có thể xuống tới -94,7 độ C.
Ngoài việc là châu lục lạnh nhất thì châu Nam Cực còn là lục địa khô nhất, gió mạnh nhất và cao nhất trên hành tinh của chúng ta. Điều kì lạ ở châu Nam Cực là dưới những lớp băng tuyết dày là sự tồn tại của những ngọn núi lửa. Ngọn Erebus chính là ngọn núi lửa cao thứ hai của Nam Cực và vẫn còn đang hoạt động.
Ở Nam Cực mặc dù không có cư dân sinh sống nhưng vẫn có hai cây ATM phục vụ những người tới đây. Dù vậy thì bạn thực sự cũng không cần tiền ở Nam Cực làm gì vì ở đây cũng chẳng có thứ gì để bạn có thể mua.Nơi lạnh nhất trên Trái Đất chính là một đỉnh băng cao nhô lên ở châu Nam Cực với nhiệt độ có thể xuống dưới mức -93,2 độ C.
Ở Nam Cực có một thác nước màu đỏ gọi là thác Máu tạo nên cảnh quan vô cùng độc đáo cho vùng đất vốn chỉ được biết tới hai màu xanh dương và trắng. Hiện tượng này xảy ra do một hồ nước bị mắc kẹt dưới dòng sông băng, không nhận được ôxy nhưng lại có lượng sắt và muối rất cao nên đã tạo nên một dòng nước đỏ.
Bạn không thể làm việc ở Nam Cực nếu bạn không có một hàm răng khỏe và một hệ tiêu hóa tốt: Châu lục này không có đầy đủ các điều kiện y tế để người ta có thể phẫu thuật nên một cách để chữa trị phổ biến chính là cắt bỏ.
Vào năm 1977, Argentina đã đưa đến Nam Cực một người phụ nữ mang thai và đứa trẻ được sinh ra chính là công dân đầu tiên của Nam Cực. Chàng trai đó chính là Emilio Palma. Hiện nay, anh đã định cư ở một vùng đất ấm áp hơn tại Argentina nhưng trong hình là bức ảnh hiếm có chụp lại anh chàng khi trở về quê hương Nam Cực của mình. Không có nhiều ngạc nhiên khi 99% diện tích Nam Cực là được bao phủ bởi băng tuyết.