Cau (Areca catechu) cao 25 mét, là loài cây bản địa Đông Nam Á, được trồng ở nhiều nơi để lấy hạt. Hạt cau tiết ra một chất kích thích thần kinh khi nhai.Dừa (Cocos nucifera) cao 30 mét, có nguồn gốc từ Tây Thái Bình Dương, đã xâm chiếm các hòn đảo nhờ quả trôi nổi được trên biển trong nhiều ngày. Cây dừa có nhiều công dụng, từ làm cảnh đến dùng làm thực phẩm, nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ.Báng (Arenga pinnata) cao 20 mét, phân bố ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Loài cây này có chùm hoa dài ấn tượng, là nguồn cung cấp sợi và đường cho con người.Thốt nốt (Borassus flabellifer) cao 20 mét, ưa các sinh cảnh khô ráo ở phía Nam châu Á. Chúng được trồng để lấy quả và thu hoạch đường.Dừa nước (Nypa fruticans) cao 9 mét, sinh trưởng tại miền nam châu Á và Bắc Australia. Đây là loài duy nhất trong họ Cau sinh sống trong đầm lầy.Chà là (Phoenix dactylifera) cao 30 mét, có nguồn gốc từ Trung Đông. Đây là loài cây đơn tính khác gốc, cung cấp một loại quả được con người ưa chuộng.Cọ Mỹ (Washingtonia filifera) cao 18 mét, mọc trên các hoang mạc ở Tây Nam nước Mỹ. Đám lá chết rủ xuống dưới chỏm của chúng là nơi trú ngụ cho nhiều loài chim chóc và côn trùng.Cọ Cuba (Copernicia macroglossa) cao 7 mét, là loài cây bản địa Cuba. Đám lá chết của chúng rủ xuống trông như chiếc váy đầm.Cọ sáp Brazil (Copernicia prunifera) cao 10 mét, phân bố ở miền Trung và Đông Bắc Brazil. Chúng có hoa màu nâu và lá phủ sáp, vỏ được tạo nên từ bẹ lá.Cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis) cao 20 mét, là loài thực vật ở vùng đất thấp nhiệt đới ẩm châu Phi. Chúng được trồng với quy mô lớn ở các đồn điền ngoài vùng phân bố để lấy dầu chứa trong quả.Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.
Cau (Areca catechu) cao 25 mét, là loài cây bản địa Đông Nam Á, được trồng ở nhiều nơi để lấy hạt. Hạt cau tiết ra một chất kích thích thần kinh khi nhai.
Dừa (Cocos nucifera) cao 30 mét, có nguồn gốc từ Tây Thái Bình Dương, đã xâm chiếm các hòn đảo nhờ quả trôi nổi được trên biển trong nhiều ngày. Cây dừa có nhiều công dụng, từ làm cảnh đến dùng làm thực phẩm, nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ.
Báng (Arenga pinnata) cao 20 mét, phân bố ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Loài cây này có chùm hoa dài ấn tượng, là nguồn cung cấp sợi và đường cho con người.
Thốt nốt (Borassus flabellifer) cao 20 mét, ưa các sinh cảnh khô ráo ở phía Nam châu Á. Chúng được trồng để lấy quả và thu hoạch đường.
Dừa nước (Nypa fruticans) cao 9 mét, sinh trưởng tại miền nam châu Á và Bắc Australia. Đây là loài duy nhất trong họ Cau sinh sống trong đầm lầy.
Chà là (Phoenix dactylifera) cao 30 mét, có nguồn gốc từ Trung Đông. Đây là loài cây đơn tính khác gốc, cung cấp một loại quả được con người ưa chuộng.
Cọ Mỹ (Washingtonia filifera) cao 18 mét, mọc trên các hoang mạc ở Tây Nam nước Mỹ. Đám lá chết rủ xuống dưới chỏm của chúng là nơi trú ngụ cho nhiều loài chim chóc và côn trùng.
Cọ Cuba (Copernicia macroglossa) cao 7 mét, là loài cây bản địa Cuba. Đám lá chết của chúng rủ xuống trông như chiếc váy đầm.
Cọ sáp Brazil (Copernicia prunifera) cao 10 mét, phân bố ở miền Trung và Đông Bắc Brazil. Chúng có hoa màu nâu và lá phủ sáp, vỏ được tạo nên từ bẹ lá.
Cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis) cao 20 mét, là loài thực vật ở vùng đất thấp nhiệt đới ẩm châu Phi. Chúng được trồng với quy mô lớn ở các đồn điền ngoài vùng phân bố để lấy dầu chứa trong quả.
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.