Ráy (Alocasia macrorrhizos) cao 4 mét, có nguồn gốc không xác định. Loài cây này mọc dại khắp vùng nhiệt đới châu Á - Thái Bình Dương và được trồng làm cảnh tại nhiều nơi khác.Môn nước hay khoai môn (Colocasia esculenta) cao 2 mét, là cây bản địa vùng nhiệt đới châu Á - Thái Bình Dương. Chúng đã được trồng rộng rãi từ thời cổ đại để thu hoạch củ ăn được.Môn đốm châu Âu (Arum maculatum) cao 35 cm, là cây bản địa của châu Âu. Ra hoa vào mùa xuân, bông mo của loài cây này tăng nhiệt để thu hút côn trùng thụ phấn. Vào mùa thu chúng cho ra quả đỏ mọng có độc.Ráy Địa Trung Hải (Arisarum vulgare) cao 15 cm, phổ biến quanh vùng Địa Trung Hải. Bông mo của chúng có sọc, phía trên uốn cong như chiếc mũ trùm, rất dễ nhận biết.Nưa (Arisaema consanguineum) cao 1 mét, là cây bản địa vùng Đông Himalaya, Trung Quốc và Đông Dương. Vào mùa hè chúng nở hoa có mo kẻ sọc đặc trưng. Toàn bộ cây nưa có độc tính.Nưa khổng lồ Sumatra (Amorphophallus titanum) cao 6 mét, là loài cây đặc hữu ở miền Tây đảo Sumatra, Indonesia, đã được đưa đến các vườn thực vật khắp thế giới. Sau khi bông hoa khổng lồ có mùi thối héo úa, loài ráy này sẽ mọc chiếc lá duy nhất có hình dáng giống cây đủ đủ, tồn tại rất lâu.Ráy cải hôi vàng Bắc Mỹ (Lysichiton americanus) cao 1 mét, là cây bản địa ở các sinh cảnh ẩm ướt miền Tây Bắc Mỹ. Hoa của chúng bốc mùi khá nặng để thu hút côn trùng thụ phấn.Ráy rồng (Dracunculus vulgaris) cao 1 mét, mọc ở phía Đông Địa Trung Hải. Với mo mầu đỏ thẫm và có mùi thịt thối, chúng thụ phấn nhờ vào loài ruồi.Bèo cái (Pistia stratiotes) cao 20 cm, hiện không rõ nguồn gốc. Loài cây họ Ráy này trôi nổi trên nước ngọt ở các vùng khí hậu ấm khắp thế giới, thường cản trở dòng chảy do mọc quá dày đặc.Bèo tấm (Lemna gibba) dài 5 mm, trôi nổi ở các vùng nước ấm khắp thế giới. Dù hình thái rất khác các loài ráy điển hình, chúng vẫn là một loài cây thuộc họ Ráy.Bèo trứng cá (Wolffia arrhiza) dài 1 mm, phân bố khắp rơi trên thế giới, thường xuất hiện cùng bào tấm. Đây là loài thực vật có hoa nhỏ nhất thế giới.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Ráy (Alocasia macrorrhizos) cao 4 mét, có nguồn gốc không xác định. Loài cây này mọc dại khắp vùng nhiệt đới châu Á - Thái Bình Dương và được trồng làm cảnh tại nhiều nơi khác.
Môn nước hay khoai môn (Colocasia esculenta) cao 2 mét, là cây bản địa vùng nhiệt đới châu Á - Thái Bình Dương. Chúng đã được trồng rộng rãi từ thời cổ đại để thu hoạch củ ăn được.
Môn đốm châu Âu (Arum maculatum) cao 35 cm, là cây bản địa của châu Âu. Ra hoa vào mùa xuân, bông mo của loài cây này tăng nhiệt để thu hút côn trùng thụ phấn. Vào mùa thu chúng cho ra quả đỏ mọng có độc.
Ráy Địa Trung Hải (Arisarum vulgare) cao 15 cm, phổ biến quanh vùng Địa Trung Hải. Bông mo của chúng có sọc, phía trên uốn cong như chiếc mũ trùm, rất dễ nhận biết.
Nưa (Arisaema consanguineum) cao 1 mét, là cây bản địa vùng Đông Himalaya, Trung Quốc và Đông Dương. Vào mùa hè chúng nở hoa có mo kẻ sọc đặc trưng. Toàn bộ cây nưa có độc tính.
Nưa khổng lồ Sumatra (Amorphophallus titanum) cao 6 mét, là loài cây đặc hữu ở miền Tây đảo Sumatra, Indonesia, đã được đưa đến các vườn thực vật khắp thế giới. Sau khi bông hoa khổng lồ có mùi thối héo úa, loài ráy này sẽ mọc chiếc lá duy nhất có hình dáng giống cây đủ đủ, tồn tại rất lâu.
Ráy cải hôi vàng Bắc Mỹ (Lysichiton americanus) cao 1 mét, là cây bản địa ở các sinh cảnh ẩm ướt miền Tây Bắc Mỹ. Hoa của chúng bốc mùi khá nặng để thu hút côn trùng thụ phấn.
Ráy rồng (Dracunculus vulgaris) cao 1 mét, mọc ở phía Đông Địa Trung Hải. Với mo mầu đỏ thẫm và có mùi thịt thối, chúng thụ phấn nhờ vào loài ruồi.
Bèo cái (Pistia stratiotes) cao 20 cm, hiện không rõ nguồn gốc. Loài cây họ Ráy này trôi nổi trên nước ngọt ở các vùng khí hậu ấm khắp thế giới, thường cản trở dòng chảy do mọc quá dày đặc.
Bèo tấm (Lemna gibba) dài 5 mm, trôi nổi ở các vùng nước ấm khắp thế giới. Dù hình thái rất khác các loài ráy điển hình, chúng vẫn là một loài cây thuộc họ Ráy.
Bèo trứng cá (Wolffia arrhiza) dài 1 mm, phân bố khắp rơi trên thế giới, thường xuất hiện cùng bào tấm. Đây là loài thực vật có hoa nhỏ nhất thế giới.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.