Hương thảo (Rosmarinus officinalis) cao 2 mét, có nguồn gốc từ các sinh cảnh khô hạn ở Địa Trung Hải. Tinh dầu thơm trong lá của loài cây này có tác dụng giảm lượng nước bị mất do thoát hơi nước. Ảnh: Plants To Your Door.Xô thơm (Salvia officinalis) cao 60 cm, phân bố ở Tây Ban Nha, miền Nam nước Pháp và vùng Balkan. Loài cây bụi này có lá xanh xám, mùi hăng được trồng phổ biến để lấy lá làm gia vị trong các món ăn. Ảnh: Plant Identification.Oải hương (Lavandula angustifolia) cao 80 cm, là thực vật bản địa khu vực ven Địa Trung Hải. Tinh dầu giữ nước trong lá của loài cây bụi thường xanh này rất có giá trị trong ngành sản xuất nước hoa. Ảnh: The Spruce.Hoắc hương (Betonica officinalis) cao 80 cm, phổ biến trên các đồng cỏ ở phần lớn châu Âu, vùng Kavkaz và Bắc Phi. Loài cây thân thảo này có hoa trắng hoặc tía pha đỏ. Tinh dầu hoắc hương cũng được dùng để sản xuất nước hoa. Ảnh: Wikipedia.Húng quế (Ocimum basilicum) cao 80 cm, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Iran. Loài cây này được trồng rộng rãi để lấy lá có vị hăng, dùng làm rau thơm trong các món ăn. Ảnh: Doug Beckers / Flickr.Kinh giới cay (Origanum vulgare) cao 1 mét, mọc trong các sinh cảnh nhiều đá và cỏ ở Nam Âu và Tây Nam Á. Loài cây thân thảo lưu niên này được trồng vì có nhiều công dụng trong chế biến món ăn. Ảnh: Seed2Plant.Cỏ xạ hương (Thymus vulgaris) cao 40 cm, có nguồn gốc từ những nơi khô hạn nhiều đá ở miền Tây Địa Trung Hải. Loài cây phụ phân nhánh rậm rạp này được dùng làm rau thơm trong ẩm thực và làm thành phần hương liệu trong nước hoa và xà phòng. Ảnh: Annie's Heirloom Seeds.Húng lủi hay bạc hà nước (Mentha aquatica) cao 1 mét, phân bố ở châu Âu, châu Phi và Tây Nam Á. Loài cây thân thảo này mọc nửa ngập nước trong ao và kênh mương. Chúng là cây bố mẹ của nhiều giống bạc hà lai, được trồng để lấy tinh dầu bạc hà. Ảnh: Chiltern Seeds.Trà bạc hà Mỹ (Monarda fistulosa) cao 1,2 mét, mọc trên các cánh đồng khô và bụi tậm từ New England đến Texas, Mỹ. Lá của loài cây thân thảo lưu niên bắt mắt này được dùng làm một loại trà có vị cay mát như bạc hà. Ảnh: Stellar Native Plant Nursery.Dâu chế dục (Vitex agnus-castus) cao 6 mét, có nguồn gốc từ các vùng ẩm ướt ở Nam Âu. Loài cây này được sử dụng để điều chế thuốc điều hòa chức năng hoóc-môn trong các phương pháp điều trị thay thế bằng thảo dược. Ảnh: The Spruce.Ngải đắng Jerusalem (Phlomis fruticosa) cao 1,5 mét, có nguồn gốc từ các sinh cảnh nhiều đá, khô hạn phía Đông Địa Trung Hải. Loài cây bụi thường xanh này là một cây cảnh trồng vườn phổ biến. Ảnh: Landscape architect's pages.Bạc hà Úc lá tròn (Prostanthera rotundifolia) cao 3 mét, mọc trong rừng thưa từ Queénland đến Tasmania ở Australia. Loài cây bụi thơm này có lá tròn, nở hoa có màu hồng đến tím vào mùa xuân. Ảnh: iNaturalist.Hạ khô (Ajuga reptans) cao 30 cm, phân bố khắp châu Âu, Bắc Phi và Tây Nam Á. Loài cây lưu niên mọc trên đồng cỏ và rừng này có các cuống hoa mọc từ thân bò lan xa. Ảnh: Wikipedia.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Hương thảo (Rosmarinus officinalis) cao 2 mét, có nguồn gốc từ các sinh cảnh khô hạn ở Địa Trung Hải. Tinh dầu thơm trong lá của loài cây này có tác dụng giảm lượng nước bị mất do thoát hơi nước. Ảnh: Plants To Your Door.
Xô thơm (Salvia officinalis) cao 60 cm, phân bố ở Tây Ban Nha, miền Nam nước Pháp và vùng Balkan. Loài cây bụi này có lá xanh xám, mùi hăng được trồng phổ biến để lấy lá làm gia vị trong các món ăn. Ảnh: Plant Identification.
Oải hương (Lavandula angustifolia) cao 80 cm, là thực vật bản địa khu vực ven Địa Trung Hải. Tinh dầu giữ nước trong lá của loài cây bụi thường xanh này rất có giá trị trong ngành sản xuất nước hoa. Ảnh: The Spruce.
Hoắc hương (Betonica officinalis) cao 80 cm, phổ biến trên các đồng cỏ ở phần lớn châu Âu, vùng Kavkaz và Bắc Phi. Loài cây thân thảo này có hoa trắng hoặc tía pha đỏ. Tinh dầu hoắc hương cũng được dùng để sản xuất nước hoa. Ảnh: Wikipedia.
Húng quế (Ocimum basilicum) cao 80 cm, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Iran. Loài cây này được trồng rộng rãi để lấy lá có vị hăng, dùng làm rau thơm trong các món ăn. Ảnh: Doug Beckers / Flickr.
Kinh giới cay (Origanum vulgare) cao 1 mét, mọc trong các sinh cảnh nhiều đá và cỏ ở Nam Âu và Tây Nam Á. Loài cây thân thảo lưu niên này được trồng vì có nhiều công dụng trong chế biến món ăn. Ảnh: Seed2Plant.
Cỏ xạ hương (Thymus vulgaris) cao 40 cm, có nguồn gốc từ những nơi khô hạn nhiều đá ở miền Tây Địa Trung Hải. Loài cây phụ phân nhánh rậm rạp này được dùng làm rau thơm trong ẩm thực và làm thành phần hương liệu trong nước hoa và xà phòng. Ảnh: Annie's Heirloom Seeds.
Húng lủi hay bạc hà nước (Mentha aquatica) cao 1 mét, phân bố ở châu Âu, châu Phi và Tây Nam Á. Loài cây thân thảo này mọc nửa ngập nước trong ao và kênh mương. Chúng là cây bố mẹ của nhiều giống bạc hà lai, được trồng để lấy tinh dầu bạc hà. Ảnh: Chiltern Seeds.
Trà bạc hà Mỹ (Monarda fistulosa) cao 1,2 mét, mọc trên các cánh đồng khô và bụi tậm từ New England đến Texas, Mỹ. Lá của loài cây thân thảo lưu niên bắt mắt này được dùng làm một loại trà có vị cay mát như bạc hà. Ảnh: Stellar Native Plant Nursery.
Dâu chế dục (Vitex agnus-castus) cao 6 mét, có nguồn gốc từ các vùng ẩm ướt ở Nam Âu. Loài cây này được sử dụng để điều chế thuốc điều hòa chức năng hoóc-môn trong các phương pháp điều trị thay thế bằng thảo dược. Ảnh: The Spruce.
Ngải đắng Jerusalem (Phlomis fruticosa) cao 1,5 mét, có nguồn gốc từ các sinh cảnh nhiều đá, khô hạn phía Đông Địa Trung Hải. Loài cây bụi thường xanh này là một cây cảnh trồng vườn phổ biến. Ảnh: Landscape architect's pages.
Bạc hà Úc lá tròn (Prostanthera rotundifolia) cao 3 mét, mọc trong rừng thưa từ Queénland đến Tasmania ở Australia. Loài cây bụi thơm này có lá tròn, nở hoa có màu hồng đến tím vào mùa xuân. Ảnh: iNaturalist.
Hạ khô (Ajuga reptans) cao 30 cm, phân bố khắp châu Âu, Bắc Phi và Tây Nam Á. Loài cây lưu niên mọc trên đồng cỏ và rừng này có các cuống hoa mọc từ thân bò lan xa. Ảnh: Wikipedia.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.