Với giá 48,5 triệu USD, Falcon Supernova iPhone 6 Pink Diamond được xem là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới hiện nay. Nó thuộc về Nita Ambani, vợ của doanh nhân Ấn Độ Mukesh Ambani - người giàu nhất châu Á. Không có những viên kim cương nhỏ hay thiết kế cầu kỳ, mặt lưng của chiếc điện thoại được mạ vàng 24 carat, đính một viên kim cương hồng khổng lồ cũng đủ tạo nên giá trị gần 50 triệu USD. Ảnh: Falcon. Vertu Signature Corba là sản phẩm đắt tiền nhất của nhà sản xuất điện thoại cao cấp này. Điểm nhấn của thiết bị là con rắn bao quanh viền, được đính 439 viên ruby và 2 viên ngọc lục bảo. Các chi tiết còn lại như bàn phím, viền quanh máy được mạ vàng. Signature Corba ra mắt năm 2017, được thiết kế bởi công ty trang sức Boucheron của Pháp và chế tác thủ công tại Anh, chỉ có 8 chiếc được bán với giá 310.000 USD. Ảnh: Vertu.Ra mắt vào năm 2009, Goldvish Revolution được sản xuất bởi hãng điện thoại hạng sang Goldvish của Thụy Sĩ. Thiết bị có 2 tùy chọn hồng và trắng, thân máy được đính kim cương tự nhiên, màn hình làm bằng kính sapphire, bên dưới là đồng hồ Frederic Jouveno có thể tháo rời. Giá bán của Goldvish Revolution là 488.150 USD. Ảnh: Goldvish.Là hãng thiết kế phụ kiện, mắt kính nổi tiếng của Thụy Sĩ nhưng Gresso vẫn sản xuất điện thoại siêu sang, một trong số đó là Luxor Las Vegas Jackpot. Điểm nhấn của thiết bị là mặt sau được ốp gỗ đen châu Phi 200 năm tuổi, mặt trước đính kim cương đen, xung quanh mạ khoảng 180 g vàng nguyên chất. Mỗi phím bấm của điện thoại được trang trí bằng một viên sapphire. Luxor Las Vegas Jackpot chỉ có 3 chiếc được sản xuất với giá một triệu USD mỗi chiếc. Ảnh: Gresso.Đúng như tên gọi, Goldvish Le Million có giá một triệu USD. Khi ra mắt năm 2006, thiết bị được Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận là chiếc điện thoại độc và đắt nhất thế giới. Tuy không còn giữ danh hiệu trên, Goldvish Le Million vẫn thu hút ánh nhìn với hình dáng độc đáo, mạ vàng trắng 18 carat và 120 carat kim cương loại VVS-1, được chế tác thủ công với sự tinh xảo đến từng chi tiết. Ảnh: Goldvish. Diamond Crypto Smartphone được chế tác từ bạch kim nguyên khối, phím điều hướng 4 chiều và nút chọn được đính 28 viên kim cương. Xung quanh thân máy cũng có 50 viên kim cương, trong đó gồm 10 viên kim cương xanh thuộc hàng quý. Đây còn là chiếc điện thoại bảo mật cao với hệ điều hành Windows CE, chip xử lý của Motorola hỗ trợ nhiều tính năng mã hóa. Giá bán của sản phẩm là 1,3 triệu USD. Ảnh: Diamond Crypto .Có giá 2,5 triệu USD, iPhone 3G Kings Button được chế tác bởi nhà thiết kế Peter Aloisson người Áo. Sản phẩm gây chú ý khi kết hợp giữa màu trắng, vàng và vàng hồng. Bao quanh máy là 138 viên kim cương được cắt tinh xảo. Có tên Kings Button bởi nút Home trên chiếc iPhone này được đính viên kim cương 6,6 carat, làm tăng vẻ sang trọng cho sản phẩm. Ảnh: Peter Aloisson.iPhone là một trong những điện thoại phổ biến có phiên bản siêu sang. Là sản phẩm của nhà thiết kế Stuart Hughes, Goldstriker iPhone 3Gs Supreme được chế tác từ 271 g vàng 22 carat, xung quanh đính 136 viên kim cương, logo Apple ở mặt lưng chứa 53 viên kim cương, nút Home chứa viên kim cương lớn 7,1 carat. Hộp đựng sản phẩm làm từ đá granite nguyên khối. Giá bán của chiếc điện thoại này là 3,2 triệu USD. Ảnh: Goldstriker.Vị trí thứ tư trong danh sách thuộc về Stuart Hughes iPhone 4 Diamond Rose, được chế tác từ vàng hồng nguyên khối. Xung quanh máy có 500 viên kim cương (tổng cộng 100 carat), logo Táo khuyết đính 53 viên kim cương, nút Home chứa một viên kim cương hồng 7,4 carat, hộp đựng 7 kg làm từ đá granite. Giá bán của sản phẩm là 8 triệu USD. Ảnh: Stuart Hughes.Một thiết kế nổi bật khác của Stuart Hughes là chiếc iPhone 4s Elite Gold với giá 9,4 triệu USD. Phần khung quanh máy được trang trí bằng 500 viên kim cương, nút Home làm từ kim cương 8,6 carat, tặng một viên 7,4 carat dự phòng trong trường hợp viên cũ bị mất. Hộp đựng của sản phẩm được chế tác cao cấp với chất liệu bạch kim, gắn các mảnh xương khủng long với một số loại đá quý như Opal, Pietersite, Charoite, Rutile Quartz và Star Sunstone. Chỉ có 2 chiếc iPhone 4s Elite Gold được sản xuất, một chiếc được cho là thuộc về nữ doanh nhân người Australia. Ảnh: Stuart Hughes . Stuart Hughes cũng là người tạo ra iPhone 5 Black Diamond, chiếc điện thoại đắt thứ hai thế giới với 600 viên kim cương xung quanh, một viên kim cương đen đính vào nút Home. Chiếc iPhone này được sở hữu bởi một doanh nhân Hong Kong tên Joe, phần khung mất 9 tuần để chế tác. Giá của sản phẩm là khoảng 15,3 triệu USD. Ảnh: REX Features.
Với giá 48,5 triệu USD,
Falcon Supernova iPhone 6 Pink Diamond được xem là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới hiện nay. Nó thuộc về Nita Ambani, vợ của doanh nhân Ấn Độ Mukesh Ambani - người giàu nhất châu Á. Không có những viên kim cương nhỏ hay thiết kế cầu kỳ, mặt lưng của chiếc điện thoại được mạ vàng 24 carat, đính một viên kim cương hồng khổng lồ cũng đủ tạo nên giá trị gần 50 triệu USD. Ảnh:
Falcon.
Vertu Signature Corba là sản phẩm đắt tiền nhất của nhà sản xuất điện thoại cao cấp này. Điểm nhấn của thiết bị là con rắn bao quanh viền, được đính 439 viên ruby và 2 viên ngọc lục bảo. Các chi tiết còn lại như bàn phím, viền quanh máy được mạ vàng. Signature Corba ra mắt năm 2017, được thiết kế bởi công ty trang sức Boucheron của Pháp và chế tác thủ công tại Anh, chỉ có 8 chiếc được bán với giá 310.000 USD. Ảnh: Vertu.
Ra mắt vào năm 2009, Goldvish Revolution được sản xuất bởi hãng điện thoại hạng sang Goldvish của Thụy Sĩ. Thiết bị có 2 tùy chọn hồng và trắng, thân máy được đính kim cương tự nhiên, màn hình làm bằng kính sapphire, bên dưới là đồng hồ Frederic Jouveno có thể tháo rời. Giá bán của Goldvish Revolution là 488.150 USD. Ảnh: Goldvish.
Là hãng thiết kế phụ kiện, mắt kính nổi tiếng của Thụy Sĩ nhưng Gresso vẫn sản xuất điện thoại siêu sang, một trong số đó là Luxor Las Vegas Jackpot. Điểm nhấn của thiết bị là mặt sau được ốp gỗ đen châu Phi 200 năm tuổi, mặt trước đính kim cương đen, xung quanh mạ khoảng 180 g vàng nguyên chất. Mỗi phím bấm của điện thoại được trang trí bằng một viên sapphire. Luxor Las Vegas Jackpot chỉ có 3 chiếc được sản xuất với giá một triệu USD mỗi chiếc. Ảnh: Gresso.
Đúng như tên gọi, Goldvish Le Million có giá một triệu USD. Khi ra mắt năm 2006, thiết bị được Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận là chiếc điện thoại độc và đắt nhất thế giới. Tuy không còn giữ danh hiệu trên, Goldvish Le Million vẫn thu hút ánh nhìn với hình dáng độc đáo, mạ vàng trắng 18 carat và 120 carat kim cương loại VVS-1, được chế tác thủ công với sự tinh xảo đến từng chi tiết. Ảnh: Goldvish.
Diamond Crypto Smartphone được chế tác từ bạch kim nguyên khối, phím điều hướng 4 chiều và nút chọn được đính 28 viên kim cương. Xung quanh thân máy cũng có 50 viên kim cương, trong đó gồm 10 viên kim cương xanh thuộc hàng quý. Đây còn là chiếc điện thoại bảo mật cao với hệ điều hành Windows CE, chip xử lý của Motorola hỗ trợ nhiều tính năng mã hóa. Giá bán của sản phẩm là 1,3 triệu USD. Ảnh: Diamond Crypto .
Có giá 2,5 triệu USD, iPhone 3G Kings Button được chế tác bởi nhà thiết kế Peter Aloisson người Áo. Sản phẩm gây chú ý khi kết hợp giữa màu trắng, vàng và vàng hồng. Bao quanh máy là 138 viên kim cương được cắt tinh xảo. Có tên Kings Button bởi nút Home trên chiếc iPhone này được đính viên kim cương 6,6 carat, làm tăng vẻ sang trọng cho sản phẩm. Ảnh: Peter Aloisson.
iPhone là một trong những điện thoại phổ biến có phiên bản siêu sang. Là sản phẩm của nhà thiết kế Stuart Hughes,
Goldstriker iPhone 3Gs Supreme được chế tác từ 271 g vàng 22 carat, xung quanh đính 136 viên kim cương, logo
Apple ở mặt lưng chứa 53 viên kim cương, nút Home chứa viên kim cương lớn 7,1 carat. Hộp đựng sản phẩm làm từ đá granite nguyên khối. Giá bán của chiếc điện thoại này là 3,2 triệu USD. Ảnh:
Goldstriker.
Vị trí thứ tư trong danh sách thuộc về Stuart Hughes iPhone 4 Diamond Rose, được chế tác từ vàng hồng nguyên khối. Xung quanh máy có 500 viên kim cương (tổng cộng 100 carat), logo Táo khuyết đính 53 viên kim cương, nút Home chứa một viên kim cương hồng 7,4 carat, hộp đựng 7 kg làm từ đá granite. Giá bán của sản phẩm là 8 triệu USD. Ảnh: Stuart Hughes.
Một thiết kế nổi bật khác của Stuart Hughes là chiếc iPhone 4s Elite Gold với giá 9,4 triệu USD. Phần khung quanh máy được trang trí bằng 500 viên kim cương, nút Home làm từ kim cương 8,6 carat, tặng một viên 7,4 carat dự phòng trong trường hợp viên cũ bị mất. Hộp đựng của sản phẩm được chế tác cao cấp với chất liệu bạch kim, gắn các mảnh xương khủng long với một số loại đá quý như Opal, Pietersite, Charoite, Rutile Quartz và Star Sunstone. Chỉ có 2 chiếc iPhone 4s Elite Gold được sản xuất, một chiếc được cho là thuộc về nữ doanh nhân người Australia. Ảnh: Stuart Hughes .
Stuart Hughes cũng là người tạo ra iPhone 5 Black Diamond, chiếc điện thoại đắt thứ hai thế giới với 600 viên kim cương xung quanh, một viên kim cương đen đính vào nút Home. Chiếc iPhone này được sở hữu bởi một doanh nhân Hong Kong tên Joe, phần khung mất 9 tuần để chế tác. Giá của sản phẩm là khoảng 15,3 triệu USD. Ảnh: REX Features.