Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết. Theo học thuyết của Albert Einstein, chỉ cần đạt đến hoặc gần đến tốc độ ánh sáng (300.000km/s), chúng ta sẽ đi đến được tương lai.Ngoài ra, còn một cách khác để du hành thời gian, đó là đặt mình vào phía rìa của hố đen vũ trụ. Lực hấp dẫn khổng lồ của hố đen là đủ để bẻ cong không - thời gian, khiến cho thời gian trôi chậm lại.Và người được trải nghiệm nó là Sergei Krikalev - nhà du hành vũ trụ người Nga hiện đang nắm giữ kỷ lục thời gian ở ngoài vũ trụ lâu nhất là 803 ngày, 9h và 39 phút.Do khoảng thời gian lưu lại lâu dài trong không gian vũ trụ, nên các nhà khoa học lập luận rằng sau khi Krikalev hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng và trở lại Trái đất từ thì thực tế thời gian của ông đã trôi nhanh hơn thời gian Trái đất 0,02 giây.Khi các phi hành gia và vệ tinh di chuyển quanh Trái đất, họ ở cách xa trung tâm Trái đất hơn một chút so với người trên mặt đất, do đó thực tế họ sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ sự giãn nở thời gian do lực hấp dẫn.Điều này có nghĩa là thời gian của các phi hành gia sẽ nhanh hơn một chút và khi họ quay trở lại Trái đất, thì họ đã phải "quay trở lại" quá khứ so với khi họ ở trong không gian vũ trụVậy nếu như vậy, liệu chúng ta có thể tiến nhập vào tương lai hay không? Các nhà vật lý cho rằng điều này là có thể. "Lực hấp dẫn của Trái đất quá yếu, nên sự giãn nở thời gian gây ra nhờ tốc độ của ISS là rất nhỏ, và nhà du hành chỉ thực sự du hành đến tương lai phía trước trong thời gian cực ngắn vậy thôi", nhà vật lý Colin Stuart cho biết.“Bạn có thể dạo chơi (bên cạnh một lỗ đen) một lúc, sau đó quay trở lại, ra khỏi tàu vũ trụ và thời gian hiện tại của bạn có thể sẽ là một năm bất kỳ nào đó trong tương lai......Tất cả tùy thuộc vào mức độ bạn đến gần mép của hố đen bao nhiêu và thời gian bạn dừng ở đó bao lâu. Đó chính là du hành đến tương lai”, Brian Greene, nhà vật lý lý thuyết và nhà lý thuyết dây (thuyết hấp dẫn lượng tử) từ Đại học Columbia, cho biết.Các vệ tinh GPS thường “du hành” vào tương lai vì chúng quay quanh Trái đất với tốc độ 14.000 km/h. Điều này về cơ bản đã giảm bớt một vài micro giây từ đồng hồ của chúng so với đồng hồ trên Trái đất.Như vậy, cả hai đồng hồ phải được đồng bộ hóa khá thường xuyên để đảm bảo chúng cùng tuân theo một mốc thời gian."Không ai thực sự chứng minh được rằng chúng ta không thể du hành về quá khứ" - trích lời giáo sư Greene.Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết. Theo học thuyết của Albert Einstein, chỉ cần đạt đến hoặc gần đến tốc độ ánh sáng (300.000km/s), chúng ta sẽ đi đến được tương lai.
Ngoài ra, còn một cách khác để du hành thời gian, đó là đặt mình vào phía rìa của hố đen vũ trụ. Lực hấp dẫn khổng lồ của hố đen là đủ để bẻ cong không - thời gian, khiến cho thời gian trôi chậm lại.
Và người được trải nghiệm nó là Sergei Krikalev - nhà du hành vũ trụ người Nga hiện đang nắm giữ kỷ lục thời gian ở ngoài vũ trụ lâu nhất là 803 ngày, 9h và 39 phút.
Do khoảng thời gian lưu lại lâu dài trong không gian vũ trụ, nên các nhà khoa học lập luận rằng sau khi Krikalev hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng và trở lại Trái đất từ thì thực tế thời gian của ông đã trôi nhanh hơn thời gian Trái đất 0,02 giây.
Khi các phi hành gia và vệ tinh di chuyển quanh Trái đất, họ ở cách xa trung tâm Trái đất hơn một chút so với người trên mặt đất, do đó thực tế họ sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ sự giãn nở thời gian do lực hấp dẫn.
Điều này có nghĩa là thời gian của các phi hành gia sẽ nhanh hơn một chút và khi họ quay trở lại Trái đất, thì họ đã phải "quay trở lại" quá khứ so với khi họ ở trong không gian vũ trụ
Vậy nếu như vậy, liệu chúng ta có thể tiến nhập vào tương lai hay không? Các nhà vật lý cho rằng điều này là có thể. "Lực hấp dẫn của Trái đất quá yếu, nên sự giãn nở thời gian gây ra nhờ tốc độ của ISS là rất nhỏ, và nhà du hành chỉ thực sự du hành đến tương lai phía trước trong thời gian cực ngắn vậy thôi", nhà vật lý Colin Stuart cho biết.
“Bạn có thể dạo chơi (bên cạnh một lỗ đen) một lúc, sau đó quay trở lại, ra khỏi tàu vũ trụ và thời gian hiện tại của bạn có thể sẽ là một năm bất kỳ nào đó trong tương lai...
...Tất cả tùy thuộc vào mức độ bạn đến gần mép của hố đen bao nhiêu và thời gian bạn dừng ở đó bao lâu. Đó chính là du hành đến tương lai”, Brian Greene, nhà vật lý lý thuyết và nhà lý thuyết dây (thuyết hấp dẫn lượng tử) từ Đại học Columbia, cho biết.
Các vệ tinh GPS thường “du hành” vào tương lai vì chúng quay quanh Trái đất với tốc độ 14.000 km/h. Điều này về cơ bản đã giảm bớt một vài micro giây từ đồng hồ của chúng so với đồng hồ trên Trái đất.
Như vậy, cả hai đồng hồ phải được đồng bộ hóa khá thường xuyên để đảm bảo chúng cùng tuân theo một mốc thời gian.
"Không ai thực sự chứng minh được rằng chúng ta không thể du hành về quá khứ" - trích lời giáo sư Greene.