Theo các chuyên gia, hơn 50.000 sông băng được hình thành trên đỉnh Everest trong suốt hàng nghìn năm. Trong đó, South Col là sông băng cao nhất trên đỉnh Everest khi nằm ở độ cao khoảng 8.000m so với mực nước biển.Sự tan chảy tự nhiên của các sông băng trên đỉnh Everest trở thành nguồn cung cấp nước ngọt cho những người dân sống trong khu vực cũng như các loài động vật hoang dã.Thế nhưng, biến đổi khí hậu đang làm tăng tốc độ tan chảy của các sông băng trên đỉnh Everest. Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu hệ thống sông băng tại ngọn núi này tan chảy hoàn toàn vì tác động của biến đổi khí hậu thì sẽ gây ra thảm kịch đáng sợ.Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, khi các sông băng trên đỉnh Everest tan chảy với tốc độ cực nhanh, đỉnh Everest và những cộng đồng dân cư sống gần đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Việc các sông băng tan chảy có thể dẫn đến nhiều vụ tuyết lở nguy hiểm xảy ra ở trên đỉnh Everest.Ngoài ra, sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu còn để lộ nhiều đá mỏng khiến địa hình ngọn núi này ngày càng nguy hiểm hơn đối với những người leo núi.Tiếp đến, khi biến đổi khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của các sông băng trên đỉnh Everest, lưu lượng nước tăng lên sẽ gây ra lũ lụt dưới hạ lưu và lũ hồ băng.Những thảm kịch này có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho cộng động cư dân sống quanh "nóc nhà thế giới".Không chỉ con người, các loài động vật hoang dã sống ở đỉnh Everest có thể đối mặt với mối đe dọa gia tăng khi các sông băng tan chảy như mất môi trường sống, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn hay bị lũ lụt cuốn trôi và chết hàng loạt.Mời độc giả xem video: Nepal đo lại độ cao đỉnh Everest. Nguồn: THĐT1.
Theo các chuyên gia, hơn 50.000 sông băng được hình thành trên đỉnh Everest trong suốt hàng nghìn năm. Trong đó, South Col là sông băng cao nhất trên đỉnh Everest khi nằm ở độ cao khoảng 8.000m so với mực nước biển.
Sự tan chảy tự nhiên của các sông băng trên đỉnh Everest trở thành nguồn cung cấp nước ngọt cho những người dân sống trong khu vực cũng như các loài động vật hoang dã.
Thế nhưng, biến đổi khí hậu đang làm tăng tốc độ tan chảy của các sông băng trên đỉnh Everest. Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu hệ thống sông băng tại ngọn núi này tan chảy hoàn toàn vì tác động của biến đổi khí hậu thì sẽ gây ra thảm kịch đáng sợ.
Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, khi các sông băng trên đỉnh Everest tan chảy với tốc độ cực nhanh, đỉnh Everest và những cộng đồng dân cư sống gần đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc các sông băng tan chảy có thể dẫn đến nhiều vụ tuyết lở nguy hiểm xảy ra ở trên đỉnh Everest.
Ngoài ra, sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu còn để lộ nhiều đá mỏng khiến địa hình ngọn núi này ngày càng nguy hiểm hơn đối với những người leo núi.
Tiếp đến, khi biến đổi khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của các sông băng trên đỉnh Everest, lưu lượng nước tăng lên sẽ gây ra lũ lụt dưới hạ lưu và lũ hồ băng.
Những thảm kịch này có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho cộng động cư dân sống quanh "nóc nhà thế giới".
Không chỉ con người, các loài động vật hoang dã sống ở đỉnh Everest có thể đối mặt với mối đe dọa gia tăng khi các sông băng tan chảy như mất môi trường sống, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn hay bị lũ lụt cuốn trôi và chết hàng loạt.
Mời độc giả xem video: Nepal đo lại độ cao đỉnh Everest. Nguồn: THĐT1.