Trong nghiên cứu mới công bố về mực nước biển, nhóm các nhà nghiên cứu khí hậu quốc tế cảnh báo quỹ thời gian để bảo vệ dải băng Đông Nam Cực (EAIS) - dải băng lớn nhất thế giới - khỏi tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu đang sắp hết.Các chuyên gia dự đoán, nếu nhiệt độ Trái đất tăng ở mức dưới 2 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp thì EAIS tan sẽ khiến mực nước biển tăng dưới 0,5m vào năm 2500.Tuy nhiên, nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn, nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng cao hơn mức trên thì các chuyên gia cảnh báo mực nước biển có thể tăng 5m do băng tan từ EAIS vào năm 2500.Theo nhà nghiên cứu Nerilie Abram thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở Canberra, dải băng EAIS lớn gấp 10 lần so với Tây Nam Cực.Tính toán của các chuyên gia chỉ ra dải băng EAIS chứa lượng nước đủ để khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao thêm 52 m.Trong trường hợp nhiệt độ tăng trên mức 2 độ C sau năm 2100 do tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì chỉ riêng khu vực Đông Nam Cực có thể khiến mực nước biển dâng cao khoảng từ 1 - 3m vào năm 2300 và khoảng 2 - 5m vào năm 2500.Nếu kịch bản này xảy ra thì nhiều thành phố, làng mạc sẽ có thể bị nhấn chìm trong biển nước. Khi ấy, hàng triệu người dân sẽ mất nhà cửa và thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới hàng triệu USD.Do vậy, các chuyên gia cho rằng, các nước trên thế giới cần nhanh chóng chung tay thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.Khi ấy, con người có thể tránh được tác động tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu đến từ dải băng EAIS.Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.
Trong nghiên cứu mới công bố về mực nước biển, nhóm các nhà nghiên cứu khí hậu quốc tế cảnh báo quỹ thời gian để bảo vệ dải băng Đông Nam Cực (EAIS) - dải băng lớn nhất thế giới - khỏi tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu đang sắp hết.
Các chuyên gia dự đoán, nếu nhiệt độ Trái đất tăng ở mức dưới 2 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp thì EAIS tan sẽ khiến mực nước biển tăng dưới 0,5m vào năm 2500.
Tuy nhiên, nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn, nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng cao hơn mức trên thì các chuyên gia cảnh báo mực nước biển có thể tăng 5m do băng tan từ EAIS vào năm 2500.
Theo nhà nghiên cứu Nerilie Abram thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở Canberra, dải băng EAIS lớn gấp 10 lần so với Tây Nam Cực.
Tính toán của các chuyên gia chỉ ra dải băng EAIS chứa lượng nước đủ để khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao thêm 52 m.
Trong trường hợp nhiệt độ tăng trên mức 2 độ C sau năm 2100 do tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì chỉ riêng khu vực Đông Nam Cực có thể khiến mực nước biển dâng cao khoảng từ 1 - 3m vào năm 2300 và khoảng 2 - 5m vào năm 2500.
Nếu kịch bản này xảy ra thì nhiều thành phố, làng mạc sẽ có thể bị nhấn chìm trong biển nước. Khi ấy, hàng triệu người dân sẽ mất nhà cửa và thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới hàng triệu USD.
Do vậy, các chuyên gia cho rằng, các nước trên thế giới cần nhanh chóng chung tay thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Khi ấy, con người có thể tránh được tác động tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu đến từ dải băng EAIS.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.