Việc sống tách biệt khỏi xã hội văn minh đã tạo điều kiện để những tộc người này có cơ hội lưu truyền các phong tục được coi là "khác người" vì sự kỳ lạ của nó. Bộ lạc Dani - Indonesia ngày nay vẫn lưu giữ nghi thức kỳ lạIkipalin - phong tục truyền thống cắt phần đầu ngón tay để xua đuổi tà ma khi người thân mất.Theo quan niệm của những người trong bộ tộc này, đây là hành động biểu tượng cho nỗi đau mất người thân và cũng là cách để những người còn sống luôn nhớ về người đã khuất.Họ cho rằng, việc cắt đầu ngón tay sẽ khiến cho linh hồn của người quá cố được ra đi thanh thản, theo đó, các em bé cũng bị người mẹ cắt đầu ngón tay.Nghi thức này đã bị chính phủ Indonesia cấm cách đây vài năm do phương thức tiến hành quá đáng sợ và bạo lực, tuy nhiên nhiều người phụ nữ vẫn bí mật thực hiện hủ tục này.Yanomami là một trong những bộ tộc sống cô lập ở Nam Mỹ, họ nổi tiếng với nhiều phong tục kỳ lạ và ghê rợn, trong đó có phong tục ăn tro cốt của người đã mất.Khi một người của bộ tộc Yanomami ra đi, biểu hiện đầu của những người đàn ông là tức giận, họ cho rằng chỉ có ma quỷ mới khiến cho người Yanomami chết đi.Hành động sau đó của bộ tộc Yanomami là khóc lóc cho sự ra đi của người quá cố. Cuối cùng là họ sẽ hỏa thiêu xác chết, bột tro sẽ được đựng bằng những quả bầu khô và được cất giữ ở nơi trang trọng trong nhà.Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu - món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.Sống ở phía tây bắc quốc gia Nambia, bộ tộc Himba đã lưu giữ một phong tục kỳ lạ cho đến tận ngày nay, đó là, phụ nữ ở bộ tộc này không bao giờ mặc quần áo cũng như không tắm rửa cho đến hết đời.Điều đặc biệt của bộ tộc Himba là đàn ông theo chế độ đa thê, phụ nữ cũng được lấy nhiều chồng và họ được khuyến khích làm điều này.Phụ nữ ở bộ tộc Himba cũng có được sự bình đẳng trong bộ lạc và cũng là người đưa ra các quyết định về kinh tế.Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Himba đã trộn chất béo của sữa với đất sét đỏ và cây bụi omuzumba để tạo thành một hỗn hợp đắp lên da, do vậy, những người phụ nữ ở đây không cần tắm rửa và mặc quần áo.Apatani là bộ tộc sinh sống tại Ấn Độ. Theo truyền thống lâu đời của phụ nữ nơi đây, những ai đến tuổi trưởng thành sẽ đục hai lỗ ở cánh mũi rồi nhét đồng xu vào đó.Những người Apatani cho rằng, việc nhét đồng xu vào mũi như thế sẽ tránh được việc bị đàn ông các bộ tộc khác bắt cóc về làm vợ nhờ vẻ ngoài xấu xí .Tuy nhiên, các trưởng lão trong bộ tộc cho rằng nhan sắc của phụ nữ phụ thuộc vào kích thước đồng xu gắn trên lỗ mũi, càng to thì cô gái càng được coi là đẹp.Với phong tục kỳ lạ và thú vị này, bộ tộc Apatani đã khiến cho nhiều du khách ghé thăm, từ đó kinh tế của họ cũng được cải thiện rất nhiều nhờ phát triển du lịch.Trong phong tục cưới của bộ tộc Maasai ở Kenya, các cô gái trong bộ tộc sẽ không được tự do yêu đương cũng như quyết định ai là chồng mình mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ.Trong buổi lễ đám cưới, cô dâu sẽ bị cạo trọc đầu rồi bôi lên bằng một lớp mỡ cừu non. Sau đó, cha cô dâu sẽ nhổ nước bọt lên ngực cô dâu như một lời chúc phúc.Nghi thức nhổ nước bọt sẽ được thực hiện trước khi cô gái rời nhà bố mẹ đẻ để về nhà chồng, nước bọt của người cha được xem là những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ muốn gửi gắm cho con gái của mình.Sau khi thực hiện xong nghi thức nhổ nước bọt, cô dâu phải bước ra khỏi nhà mà không được quay đầu lại nhìn bố mẹ. Người Massai cho rằng, nếu quay đầu lại thì cô dâu sẽ bị hóa đá.Đặc biệt, để rũ bỏ hết xui xẻo, cô dâu phải đi thật chậm để nghe những lời sỉ nhục từ những người phụ nữ bên nhà chồng, từ đó, sau này cô dâu sẽ được hưởng hết hạnh phúc của mình.
Việc sống tách biệt khỏi xã hội văn minh đã tạo điều kiện để những tộc người này có cơ hội lưu truyền các phong tục được coi là "khác người" vì sự kỳ lạ của nó. Bộ lạc Dani - Indonesia ngày nay vẫn lưu giữ nghi thức kỳ lạIkipalin - phong tục truyền thống cắt phần đầu ngón tay để xua đuổi tà ma khi người thân mất.
Theo quan niệm của những người trong bộ tộc này, đây là hành động biểu tượng cho nỗi đau mất người thân và cũng là cách để những người còn sống luôn nhớ về người đã khuất.
Họ cho rằng, việc cắt đầu ngón tay sẽ khiến cho linh hồn của người quá cố được ra đi thanh thản, theo đó, các em bé cũng bị người mẹ cắt đầu ngón tay.
Nghi thức này đã bị chính phủ Indonesia cấm cách đây vài năm do phương thức tiến hành quá đáng sợ và bạo lực, tuy nhiên nhiều người phụ nữ vẫn bí mật thực hiện hủ tục này.
Yanomami là một trong những bộ tộc sống cô lập ở Nam Mỹ, họ nổi tiếng với nhiều phong tục kỳ lạ và ghê rợn, trong đó có phong tục ăn tro cốt của người đã mất.
Khi một người của bộ tộc Yanomami ra đi, biểu hiện đầu của những người đàn ông là tức giận, họ cho rằng chỉ có ma quỷ mới khiến cho người Yanomami chết đi.
Hành động sau đó của bộ tộc Yanomami là khóc lóc cho sự ra đi của người quá cố. Cuối cùng là họ sẽ hỏa thiêu xác chết, bột tro sẽ được đựng bằng những quả bầu khô và được cất giữ ở nơi trang trọng trong nhà.
Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu - món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Sống ở phía tây bắc quốc gia Nambia, bộ tộc Himba đã lưu giữ một phong tục kỳ lạ cho đến tận ngày nay, đó là, phụ nữ ở bộ tộc này không bao giờ mặc quần áo cũng như không tắm rửa cho đến hết đời.
Điều đặc biệt của bộ tộc Himba là đàn ông theo chế độ đa thê, phụ nữ cũng được lấy nhiều chồng và họ được khuyến khích làm điều này.
Phụ nữ ở bộ tộc Himba cũng có được sự bình đẳng trong bộ lạc và cũng là người đưa ra các quyết định về kinh tế.
Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Himba đã trộn chất béo của sữa với đất sét đỏ và cây bụi omuzumba để tạo thành một hỗn hợp đắp lên da, do vậy, những người phụ nữ ở đây không cần tắm rửa và mặc quần áo.
Apatani là bộ tộc sinh sống tại Ấn Độ. Theo truyền thống lâu đời của phụ nữ nơi đây, những ai đến tuổi trưởng thành sẽ đục hai lỗ ở cánh mũi rồi nhét đồng xu vào đó.
Những người Apatani cho rằng, việc nhét đồng xu vào mũi như thế sẽ tránh được việc bị đàn ông các bộ tộc khác bắt cóc về làm vợ nhờ vẻ ngoài xấu xí .
Tuy nhiên, các trưởng lão trong bộ tộc cho rằng nhan sắc của phụ nữ phụ thuộc vào kích thước đồng xu gắn trên lỗ mũi, càng to thì cô gái càng được coi là đẹp.
Với phong tục kỳ lạ và thú vị này, bộ tộc Apatani đã khiến cho nhiều du khách ghé thăm, từ đó kinh tế của họ cũng được cải thiện rất nhiều nhờ phát triển du lịch.
Trong phong tục cưới của bộ tộc Maasai ở Kenya, các cô gái trong bộ tộc sẽ không được tự do yêu đương cũng như quyết định ai là chồng mình mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Trong buổi lễ đám cưới, cô dâu sẽ bị cạo trọc đầu rồi bôi lên bằng một lớp mỡ cừu non. Sau đó, cha cô dâu sẽ nhổ nước bọt lên ngực cô dâu như một lời chúc phúc.
Nghi thức nhổ nước bọt sẽ được thực hiện trước khi cô gái rời nhà bố mẹ đẻ để về nhà chồng, nước bọt của người cha được xem là những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ muốn gửi gắm cho con gái của mình.
Sau khi thực hiện xong nghi thức nhổ nước bọt, cô dâu phải bước ra khỏi nhà mà không được quay đầu lại nhìn bố mẹ. Người Massai cho rằng, nếu quay đầu lại thì cô dâu sẽ bị hóa đá.
Đặc biệt, để rũ bỏ hết xui xẻo, cô dâu phải đi thật chậm để nghe những lời sỉ nhục từ những người phụ nữ bên nhà chồng, từ đó, sau này cô dâu sẽ được hưởng hết hạnh phúc của mình.