Trong các loài rắn độc sinh sống ở Việt Nam, rắn chàm quạp (Calloselasma rhodostoma) là một loài rắn có kích cỡ không lớn, nhưng lại được coi là loài nguy hiếm bậc nhất. Ảnh: Wibowo Djatmiko.Thuộc họ Rắn lục (Viperidae), rắn chàm quạp trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 70 cm. Các cá thể cái lớn hơn con đực, có thể đạt chiều dài trên 1 mét. Ảnh: Thai National Parks.Chúng được nhận dạng nhờ mặt lưng màu nâu nhạt, nâu xám hoặc nâu đỏ, có hai dãy vệt hình tam giác viền đen màu nâu sẫm lớn mà có thể thuận hoặc đối nhau. Ảnh: Thai National Parks.Dọc sống lưng rắn có một sọc xương sống màu nâu sẫm mảnh. Bụng rắn màu vàng, đều màu hoặc phớt đốm nâu xám. Đuôi hóp mảnh hơn thân và ngắn, phân biệt rõ với các phần của thân. Ảnh: Thai National Parks.Trán rắn màu nâu sẫm có sọc trắng ở hai bên mép từ mõm đến cổ. Mắt nhỏ có con ngươi hình bầu dục dọc đứng. Rắn non có màu sắc giống rắn trưởng thành, trừ phần đuôi màu vàng. Ảnh: Thai National Parks.Về mặt sinh thái, rắn chàm quạp sống hoàn toàn trên cạn, ưa thích những khu đất rừng ở vùng thấp, độ ẩm cao, nhưng cũng được ghi nhận ở độ cao lên tới 2.000 mét. Ảnh: Thai National Parks.Rắn cái đẻ tử 13 đến 30 trứng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ cho đến khi trứng nở. Ở miền Nam Việt Nam, rắn nở vào những đêm mưa tháng 10 đến tháng 11. Ảnh: Thai National Parks.Là loài ăn đêm, chúng săn các loài lưỡng cư, chuột, chim và các loài rắn nhỏ khác bằng cách phục kích, tấn công con mồi một cách bất ngờ. Chúng có thể dùng chiếc đuôi đu đưa như mồi nhử để dụ con mồi đến gần. Ảnh: Thai National Parks.Dù thị lực kém, rắn chàm quạp nhưng vẫn có thể săn mồi rất tốt nhờ sở hữu hố nhiệt - các hõm nhỏ nằm ở giữa mũi và mắt - có khả năng quét và dò tìm các nguồn nhiệt xung quanh. Ảnh: Wibowo Djatmiko.Cũng như nhiều loài cùng họ Rắn lục, rắn chàm quạp sở hữu nọc độc có khả năng gây độc tế bào và gây ảnh hưởng đến máu. Khi bị trúng độc, con mồi sẽ bị xuất huyết đến chết. Ảnh: Rushen.Đối với con người, việc bị rắn chàm quạp cắn sẽ gây gây sưng, phù nề, đau đớn và xuất huyết nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết người. Ảnh: Thai National Parks.Theo thống kê, rắn chàm quạp chiếm tỷ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn được điều trị ở bệnh viện bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Nguy cơ tử vong do loài rắn này cắn khá cao nếu nạn nhân nhập viện muộn. Ảnh: Wibowo Djatmiko.Rắn chàm quạp có một tập tính khiến chúng trở nên nguy hiểm gấp bội phần. Đó là chúng luôn cuộn tròn, ngụy trang dưới lớp lá khô, không bỏ chạy khi thấy có động như hầu hết các loài rắn khác. Ảnh: iNaturalist.Càng gặp nguy hiểm, rắn càng nằm im, thủ thế. Khi bị tấn công, chúng đáp trả quyết liệt bằng cú cắn mạnh với cặp răng nanh dài đến 1,7 cm. Người đi rừng vô ý bước vào nơi rắn nằm rất dễ bị tấn công. Ảnh: iNaturalist.Đối với nhiều người lính Mỹ từng tham chiến ở miền Nam Việt Nam, rắn chàm quạp là nỗi ám ảnh mỗi khi phải hành quân trong rừng rậm. Họ đã gọi loài rắn này là "mìn sống" do sự nguy hiểm không thể chối cãi của chúng. Ảnh: iNaturalist.Tại Việt Nam, rắn chàm quạp có nhiều tại Bình Thuận, Ninh Thuận (Nha Hố, Phan Rang), Bình Dương (Bến Cát, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà, Long Bình, Xuân Lộc), An Giang (Phú Vinh). Ảnh: iNaturalist.Trên thế giới, loài rắn này được tìm thấy trên khắp Thái Lan và các tiểu bang phía Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Campuchia, Ấn Độ... Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Trong các loài rắn độc sinh sống ở Việt Nam, rắn chàm quạp (Calloselasma rhodostoma) là một loài rắn có kích cỡ không lớn, nhưng lại được coi là loài nguy hiếm bậc nhất. Ảnh: Wibowo Djatmiko.
Thuộc họ Rắn lục (Viperidae), rắn chàm quạp trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 70 cm. Các cá thể cái lớn hơn con đực, có thể đạt chiều dài trên 1 mét. Ảnh: Thai National Parks.
Chúng được nhận dạng nhờ mặt lưng màu nâu nhạt, nâu xám hoặc nâu đỏ, có hai dãy vệt hình tam giác viền đen màu nâu sẫm lớn mà có thể thuận hoặc đối nhau. Ảnh: Thai National Parks.
Dọc sống lưng rắn có một sọc xương sống màu nâu sẫm mảnh. Bụng rắn màu vàng, đều màu hoặc phớt đốm nâu xám. Đuôi hóp mảnh hơn thân và ngắn, phân biệt rõ với các phần của thân. Ảnh: Thai National Parks.
Trán rắn màu nâu sẫm có sọc trắng ở hai bên mép từ mõm đến cổ. Mắt nhỏ có con ngươi hình bầu dục dọc đứng. Rắn non có màu sắc giống rắn trưởng thành, trừ phần đuôi màu vàng. Ảnh: Thai National Parks.
Về mặt sinh thái, rắn chàm quạp sống hoàn toàn trên cạn, ưa thích những khu đất rừng ở vùng thấp, độ ẩm cao, nhưng cũng được ghi nhận ở độ cao lên tới 2.000 mét. Ảnh: Thai National Parks.
Rắn cái đẻ tử 13 đến 30 trứng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ cho đến khi trứng nở. Ở miền Nam Việt Nam, rắn nở vào những đêm mưa tháng 10 đến tháng 11. Ảnh: Thai National Parks.
Là loài ăn đêm, chúng săn các loài lưỡng cư, chuột, chim và các loài rắn nhỏ khác bằng cách phục kích, tấn công con mồi một cách bất ngờ. Chúng có thể dùng chiếc đuôi đu đưa như mồi nhử để dụ con mồi đến gần. Ảnh: Thai National Parks.
Dù thị lực kém, rắn chàm quạp nhưng vẫn có thể săn mồi rất tốt nhờ sở hữu hố nhiệt - các hõm nhỏ nằm ở giữa mũi và mắt - có khả năng quét và dò tìm các nguồn nhiệt xung quanh. Ảnh: Wibowo Djatmiko.
Cũng như nhiều loài cùng họ Rắn lục, rắn chàm quạp sở hữu nọc độc có khả năng gây độc tế bào và gây ảnh hưởng đến máu. Khi bị trúng độc, con mồi sẽ bị xuất huyết đến chết. Ảnh: Rushen.
Đối với con người, việc bị rắn chàm quạp cắn sẽ gây gây sưng, phù nề, đau đớn và xuất huyết nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết người. Ảnh: Thai National Parks.
Theo thống kê, rắn chàm quạp chiếm tỷ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn được điều trị ở bệnh viện bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Nguy cơ tử vong do loài rắn này cắn khá cao nếu nạn nhân nhập viện muộn. Ảnh: Wibowo Djatmiko.
Rắn chàm quạp có một tập tính khiến chúng trở nên nguy hiểm gấp bội phần. Đó là chúng luôn cuộn tròn, ngụy trang dưới lớp lá khô, không bỏ chạy khi thấy có động như hầu hết các loài rắn khác. Ảnh: iNaturalist.
Càng gặp nguy hiểm, rắn càng nằm im, thủ thế. Khi bị tấn công, chúng đáp trả quyết liệt bằng cú cắn mạnh với cặp răng nanh dài đến 1,7 cm. Người đi rừng vô ý bước vào nơi rắn nằm rất dễ bị tấn công. Ảnh: iNaturalist.
Đối với nhiều người lính Mỹ từng tham chiến ở miền Nam Việt Nam, rắn chàm quạp là nỗi ám ảnh mỗi khi phải hành quân trong rừng rậm. Họ đã gọi loài rắn này là "mìn sống" do sự nguy hiểm không thể chối cãi của chúng. Ảnh: iNaturalist.
Tại Việt Nam, rắn chàm quạp có nhiều tại Bình Thuận, Ninh Thuận (Nha Hố, Phan Rang), Bình Dương (Bến Cát, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà, Long Bình, Xuân Lộc), An Giang (Phú Vinh). Ảnh: iNaturalist.
Trên thế giới, loài rắn này được tìm thấy trên khắp Thái Lan và các tiểu bang phía Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Campuchia, Ấn Độ... Ảnh: Ahmad Fuad Bin Morad / Flickr.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.