Mới đây, một phái đoàn khảo cổ học đã phát hiện bức tượng nhân sư có từ thời La Mã ở tỉnh Qena thuộc vùng Thượng Ai Cập.Tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi này được chế tạo dành cho Hoàng đế La Mã Tiberius Claudius (41-54 SCN), được khai quật ở một địa điểm gần ngôi đền thờ thần Horus, được xây dựng ở phía đông của Đền Dendera trong thời kỳ La Mã.Bức tượng đội chiếc mũ Nemes của pharaoh như các tượng nhân sư khác, phía trên trán có một con rắn hổ mang Ai Cập Uraeus như biểu tượng của chủ quyền, vị thế hoàng gia và uy quyền thần thánh.Tuy nhiên khuôn mặt lại không phải bất kỳ vị pharaoh Ai Cập nào, thậm chí không giống người Ai Cập. Nhưng nó rất quen thuộc.Khuôn mặt của bức tượng nhân sư này được chạm khắc giống với khuôn mặt hoàng đế La Mã Claudius. Thông thường tượng nhân sự chỉ được chạm khắc theo khuôn mặt của các Pharaoh Ai Cập. Nhưng kể từ khi La Mã cai trị Ai Cập vào năm 30 TCN, các hoàng đế La Mã cũng được coi là Pharaoh của Ai Cập.Bức tượng nhân sư độc nhất vô nhị này nhỏ hơn nhiều so với tượng nhân sư ở quần thể đại kim tự tháp Giza.Hoàng đế La Mã Claudius (sinh năm 10 TCN - mất năm 54 SCN) là người nắm quyền trong 13 năm cho đến khi qua đời ở tuổi 63 vì bị đầu độc.Đế chế La Mã dưới thời Claudius đã vươn tầm ảnh hưởng sâu rộng, củng cố quyền kiểm soát Bắc Phi gồm Ai Cập, một phần Địa Trung Hải, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ. Hoàng đế Claudius cũng là người đưa đội quân La Mã vượt biển chinh phạt Vương quốc Anh, khởi đầu cho sự cai trị của La Mã đối với Anh.Hoàng đế La Mã Claudius chưa từng tới thăm Ai Cập, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa của người Ai Cập, thông qua các tác phẩm điêu khắc và hội họa. Hoàng đế được cho là khuyến khích người Ai Cập chạm khắc khuôn mặt mình với tư cách là Pharaoh để duy trì sự ổn định ở Ai Cập, cũng như sự trung thành đối với Đế chế La Mã hùng mạnh khi đó.Tại địa điểm khai quật bức tượng nhân sư "độc nhất vô nhị" này, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một phiến đá thời La Mã với những dòng chữ tượng hình.Bộ Cổ vật Ai Cập chia sẻ, nơi thờ tự bằng đá vôi gồm 1 bệ có 2 lớp và 1 bồn bằng gạch bùn từ thời Byzantine.Ai Cập thường công bố những khám phá khảo cổ mới với hy vọng thu hút thêm nhiều du khách - nguồn ngoại tệ đáng kể với quốc gia Bắc Phi này.>>>Xem thêm video: Sốc với những bí mật trong xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại.
Mới đây, một phái đoàn khảo cổ học đã phát hiện bức tượng nhân sư có từ thời La Mã ở tỉnh Qena thuộc vùng Thượng Ai Cập.
Tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi này được chế tạo dành cho Hoàng đế La Mã Tiberius Claudius (41-54 SCN), được khai quật ở một địa điểm gần ngôi đền thờ thần Horus, được xây dựng ở phía đông của Đền Dendera trong thời kỳ La Mã.
Bức tượng đội chiếc mũ Nemes của pharaoh như các tượng nhân sư khác, phía trên trán có một con rắn hổ mang Ai Cập Uraeus như biểu tượng của chủ quyền, vị thế hoàng gia và uy quyền thần thánh.
Tuy nhiên khuôn mặt lại không phải bất kỳ vị pharaoh Ai Cập nào, thậm chí không giống người Ai Cập. Nhưng nó rất quen thuộc.
Khuôn mặt của bức tượng nhân sư này được chạm khắc giống với khuôn mặt hoàng đế La Mã Claudius. Thông thường tượng nhân sự chỉ được chạm khắc theo khuôn mặt của các Pharaoh Ai Cập. Nhưng kể từ khi La Mã cai trị Ai Cập vào năm 30 TCN, các hoàng đế La Mã cũng được coi là Pharaoh của Ai Cập.
Bức tượng nhân sư độc nhất vô nhị này nhỏ hơn nhiều so với tượng nhân sư ở quần thể đại kim tự tháp Giza.
Hoàng đế La Mã Claudius (sinh năm 10 TCN - mất năm 54 SCN) là người nắm quyền trong 13 năm cho đến khi qua đời ở tuổi 63 vì bị đầu độc.
Đế chế La Mã dưới thời Claudius đã vươn tầm ảnh hưởng sâu rộng, củng cố quyền kiểm soát Bắc Phi gồm Ai Cập, một phần Địa Trung Hải, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ. Hoàng đế Claudius cũng là người đưa đội quân La Mã vượt biển chinh phạt Vương quốc Anh, khởi đầu cho sự cai trị của La Mã đối với Anh.
Hoàng đế La Mã Claudius chưa từng tới thăm Ai Cập, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa của người Ai Cập, thông qua các tác phẩm điêu khắc và hội họa. Hoàng đế được cho là khuyến khích người Ai Cập chạm khắc khuôn mặt mình với tư cách là Pharaoh để duy trì sự ổn định ở Ai Cập, cũng như sự trung thành đối với Đế chế La Mã hùng mạnh khi đó.
Tại địa điểm khai quật bức tượng nhân sư "độc nhất vô nhị" này, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một phiến đá thời La Mã với những dòng chữ tượng hình.
Bộ Cổ vật Ai Cập chia sẻ, nơi thờ tự bằng đá vôi gồm 1 bệ có 2 lớp và 1 bồn bằng gạch bùn từ thời Byzantine.
Ai Cập thường công bố những khám phá khảo cổ mới với hy vọng thu hút thêm nhiều du khách - nguồn ngoại tệ đáng kể với quốc gia Bắc Phi này.