Nấu rượu ở Trung Quốc đã có từ rất lâu đời. Người xưa đã phát hiện ra rằng rượu ủ càng lâu thì sẽ càng thơm và ngon. Sau khi được ủ trong hầm tối, vò rượu sẽ trở nên thơm nồng và có hương vị đặc biệt.Theo khoa học, lý do là vì bên trong rượu chứa nhiều loại axit hữu cơ. Trong quá trình ngâm, các chất trong rượu sẽ phản ứng với axit hữu cơ để tạo ra hợp chất este.Hợp chất này làm có rượu có mùi vị thơm ngon hơn theo thời gian. Phản ứng hóa học này diễn ra cũng rất chậm nên muốn rượu ngon thì phải ủ hàng chục hay đến trăm năm trời cũng không phải chuyện lạ.Thêm vào đó, người xưa cũng đúc kết được một bí kíp nữa để ủ rượu ngon, đó là đặt trong các hầm tối, vò rượu sẽ trở nên thơm nồng và có hương vị đặc biệt. Rượu ủ trăm năm đã được coi là quý vô cùng, giá cao ngất ngưởng, vậy rượu ngâm đến cả ngàn năm sẽ quý như thế nào?Vào năm 1974, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở huyện Pháp Khố, thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc). Một nhóm các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành điều tra ngôi mộ này.Theo nghiên cứu của nhà khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm, ngôi mộ cổ này có niên đại từ thời nhà Liêu (916 – 1125). Các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy một số các bình kín chứa đầy chất lỏng ở bên trong. Theo kết quả kiểm tra, chất lỏng bên trong chính là rượu đã được ủ lâu năm.Nhà khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm đã mạnh dạn nếm thử. Các cộng sự của ông tò mò hỏi về mùi vị của loại rượu được cất giữ trong mộ cổ nghìn năm. Nhưng nhà khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm lại nói: "Vô vị".Kết quả này đã làm ai nấy chưng hửng nhưng khi phân tích thêm, việc rượu chẳng còn mùi vị gì thơm ngon cũng là chuyện dễ lý giải. Vì đã ngâm quá lâu, dù có được ủ kín, bảo quản tốt đến thế nào thì đến thời điểm nhất định cũng sẽ bay hơi, nồng độ rượu cũng sẽ giảm đi.Trên thực tế, thời gian ủ rượu tốt nhất đối với rượu nói chung là khoảng 50 đến 80 năm. Nếu vượt quá thời gian này, chất aldehyde dùng để tạo etyl axetat - hợp chất tạo độ nồng, thơm, ngon trong rượu sẽ bị cạn kiệt.Vậy nên rượu trăm năm thì tuyệt hảo, nhưng rượu ngàn năm thì chưa chắc. Nó có thể sẽ chỉ như nước lã nhạt nhẽo giống bình rượu cổ được phát hiện ở Trung Quốc mà thôi.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng một phần lý do khiến rượu không giữ được chất lượng là do vào thời 1.000 năm trước, tại Trung Quốc, người xưa nấu rượu có nồng độ cồn không cao, chỉ bằng khoảng nồng độ của bia hiện nay mà thôi.Vậy nên nó hết hạn sử dụng, bay hơi rồi trở nên vô vị như vậy là điều không tránh khỏi.Mời các bạn xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT
Nấu rượu ở Trung Quốc đã có từ rất lâu đời. Người xưa đã phát hiện ra rằng rượu ủ càng lâu thì sẽ càng thơm và ngon. Sau khi được ủ trong hầm tối, vò rượu sẽ trở nên thơm nồng và có hương vị đặc biệt.
Theo khoa học, lý do là vì bên trong rượu chứa nhiều loại axit hữu cơ. Trong quá trình ngâm, các chất trong rượu sẽ phản ứng với axit hữu cơ để tạo ra hợp chất este.
Hợp chất này làm có rượu có mùi vị thơm ngon hơn theo thời gian. Phản ứng hóa học này diễn ra cũng rất chậm nên muốn rượu ngon thì phải ủ hàng chục hay đến trăm năm trời cũng không phải chuyện lạ.
Thêm vào đó, người xưa cũng đúc kết được một bí kíp nữa để ủ rượu ngon, đó là đặt trong các hầm tối, vò rượu sẽ trở nên thơm nồng và có hương vị đặc biệt. Rượu ủ trăm năm đã được coi là quý vô cùng, giá cao ngất ngưởng, vậy rượu ngâm đến cả ngàn năm sẽ quý như thế nào?
Vào năm 1974, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở huyện Pháp Khố, thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc). Một nhóm các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành điều tra ngôi mộ này.
Theo nghiên cứu của nhà khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm, ngôi mộ cổ này có niên đại từ thời nhà Liêu (916 – 1125). Các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy một số các bình kín chứa đầy chất lỏng ở bên trong. Theo kết quả kiểm tra, chất lỏng bên trong chính là rượu đã được ủ lâu năm.
Nhà khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm đã mạnh dạn nếm thử. Các cộng sự của ông tò mò hỏi về mùi vị của loại rượu được cất giữ trong mộ cổ nghìn năm. Nhưng nhà khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm lại nói: "Vô vị".
Kết quả này đã làm ai nấy chưng hửng nhưng khi phân tích thêm, việc rượu chẳng còn mùi vị gì thơm ngon cũng là chuyện dễ lý giải. Vì đã ngâm quá lâu, dù có được ủ kín, bảo quản tốt đến thế nào thì đến thời điểm nhất định cũng sẽ bay hơi, nồng độ rượu cũng sẽ giảm đi.
Trên thực tế, thời gian ủ rượu tốt nhất đối với rượu nói chung là khoảng 50 đến 80 năm. Nếu vượt quá thời gian này, chất aldehyde dùng để tạo etyl axetat - hợp chất tạo độ nồng, thơm, ngon trong rượu sẽ bị cạn kiệt.
Vậy nên rượu trăm năm thì tuyệt hảo, nhưng rượu ngàn năm thì chưa chắc. Nó có thể sẽ chỉ như nước lã nhạt nhẽo giống bình rượu cổ được phát hiện ở Trung Quốc mà thôi.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng một phần lý do khiến rượu không giữ được chất lượng là do vào thời 1.000 năm trước, tại Trung Quốc, người xưa nấu rượu có nồng độ cồn không cao, chỉ bằng khoảng nồng độ của bia hiện nay mà thôi.
Vậy nên nó hết hạn sử dụng, bay hơi rồi trở nên vô vị như vậy là điều không tránh khỏi.