Nhà địa chất Folkion Negris là người đầu tiên tìm thấy tàn tích thành phố Pavlopetri ở dưới đáy biển vùng Peloponnesus, phía nam Hy Lạp vào năm 1904. Phải đến năm 1967, nhà khảo cổ Nicholas Flemming đến từ Viện Hải dương học thuộc Đại học Southampton tái khám phá thành phố bí ẩn này.Năm 1968, ông Flemming cùng một nhóm nhà khảo cổ học từ Đại học Cambridge tiếp tục khảo sát thành phố Pavlopetri trong 6 tuần. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thành phố này đã "ngủ vùi" dưới đáy biển khoảng 5.000 năm trước.Các nhà khảo cổ học tin rằng, Pavlopetri có thể là một phần của nền văn minh Minoan. Nguyên nhân khiến thành phố này bị chìm dưới đáy biển đến nay vẫn là một ẩn số.Một giả thuyết cho rằng, thành phố Pavlopetri cổ xưa có thể bị phá hủy và nhân chìm dưới đáy biển sau một trận động đất kinh hoàng. Do đây chỉ là giả thuyết nên giới chuyên gia vẫn thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn về thành phố cổ xưa này.Thành phố cổ Heracleion (hay con gọi Thonis) được phát hiện chìm dưới Vịnh Aboukir gần thành phố Alexandria, Ai Cập. Theo các chuyên gia, thành phố này đã từng là cảng chính của Ai Cập.Heracleion bị chìm xuống đáy biển vào khoảng thế kỷ thứ 6. Sau khoảng 1.200 năm "bốc hơi" khỏi mặt đất, tàn tích thành phố cổ được tìm thấy. Các chuyên gia đã tìm thấy một số đồng tiền vàng, các tượng điêu khắc cao tới 5m, những tấm bia khắc chữ...Hiện giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm các manh mối giúp làm sáng tỏ nguyên nhân khiến thành phố Heracleion "ngủ vùi" dưới đáy biển.Tàn tích một thành phố cổ Baia chìm sâu dưới đáy biển của Italy. Nơi đây từng từ thành phố nghỉ dưỡng xa hoa dành cho giới thượng lưu của đế chế La Mã. Nhiều người tìm đến đây để trải nghiệm các suối nước nóng tự nhiên nhằm chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.Sau khi xảy ra các cuộc chiến tranh vào thế kỷ 8, thành phố Baia bị tàn phá nặng nề rồi bị bỏ hoang. Đến năm 1500, khi mực nước biển dâng cao và ảnh hưởng của địa chấn, thành phố này bị nhấn chìm xuống dưới đáy biển.Trong những năm qua, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình kiến trúc tráng lệ như đền đài của các vị thần, phòng tắm nước nóng công cộng... ở thành phố Baia.Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Nhà địa chất Folkion Negris là người đầu tiên tìm thấy tàn tích thành phố Pavlopetri ở dưới đáy biển vùng Peloponnesus, phía nam Hy Lạp vào năm 1904. Phải đến năm 1967, nhà khảo cổ Nicholas Flemming đến từ Viện Hải dương học thuộc Đại học Southampton tái khám phá thành phố bí ẩn này.
Năm 1968, ông Flemming cùng một nhóm nhà khảo cổ học từ Đại học Cambridge tiếp tục khảo sát thành phố Pavlopetri trong 6 tuần. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thành phố này đã "ngủ vùi" dưới đáy biển khoảng 5.000 năm trước.
Các nhà khảo cổ học tin rằng, Pavlopetri có thể là một phần của nền văn minh Minoan. Nguyên nhân khiến thành phố này bị chìm dưới đáy biển đến nay vẫn là một ẩn số.
Một giả thuyết cho rằng, thành phố Pavlopetri cổ xưa có thể bị phá hủy và nhân chìm dưới đáy biển sau một trận động đất kinh hoàng. Do đây chỉ là giả thuyết nên giới chuyên gia vẫn thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn về thành phố cổ xưa này.
Thành phố cổ Heracleion (hay con gọi Thonis) được phát hiện chìm dưới Vịnh Aboukir gần thành phố Alexandria, Ai Cập. Theo các chuyên gia, thành phố này đã từng là cảng chính của Ai Cập.
Heracleion bị chìm xuống đáy biển vào khoảng thế kỷ thứ 6. Sau khoảng 1.200 năm "bốc hơi" khỏi mặt đất, tàn tích thành phố cổ được tìm thấy. Các chuyên gia đã tìm thấy một số đồng tiền vàng, các tượng điêu khắc cao tới 5m, những tấm bia khắc chữ...
Hiện giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm các manh mối giúp làm sáng tỏ nguyên nhân khiến thành phố Heracleion "ngủ vùi" dưới đáy biển.
Tàn tích một thành phố cổ Baia chìm sâu dưới đáy biển của Italy. Nơi đây từng từ thành phố nghỉ dưỡng xa hoa dành cho giới thượng lưu của đế chế La Mã. Nhiều người tìm đến đây để trải nghiệm các suối nước nóng tự nhiên nhằm chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.
Sau khi xảy ra các cuộc chiến tranh vào thế kỷ 8, thành phố Baia bị tàn phá nặng nề rồi bị bỏ hoang. Đến năm 1500, khi mực nước biển dâng cao và ảnh hưởng của địa chấn, thành phố này bị nhấn chìm xuống dưới đáy biển.
Trong những năm qua, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình kiến trúc tráng lệ như đền đài của các vị thần, phòng tắm nước nóng công cộng... ở thành phố Baia.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm. Nguồn: Kienthuc.net.vn.